Đã có Công văn 1239 về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Đã có Công văn 1239 về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025? Đối tượng, điều kiện dự thi trung học phổ thông được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Đã có Công văn 1239 về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

    Đã có Công văn 1239/BGDĐT-QLCL năm 2025 về việc hướng dẫn một số nội dung tổ chứcKỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 được ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2025.

    >>> Tải Công văn 1239 về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

    Theo đó, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 được thực hiện theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các Sở GDĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng một số nội dung được quy định cụ thể tại Công văn 1239/BGDĐT-QLCL năm 2025.

    Theo Công văn 1239 về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 thì lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Công văn 1239/BGDĐT-QLCL năm 2025 như sau:

    a) Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006, Chương trình Giáo dục thường xuyên được ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐBGDĐT ngày 07/11/2006 (gọi tắt là Chương trình Giáo dục phổ thông 2006):

    lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông

    Lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông

    b) Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành:

    Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

    Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

    Trên đây là lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Công văn 1239 về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

    Đã có Công văn 1239 về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

    Đã có Công văn 1239 về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 (Hình từ Internet)

    Đối tượng, điều kiện dự thi trung học phổ thông được quy định thế nào?

    Căn cứ tại Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về đối tượng, điều kiện dự thi trung học phổ thông như sau:

    (1) Đối tượng dự thi gồm:

    - Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;

    - Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;

    - Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;

    - Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.

    (2) Điều kiện dự thi:

    - Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;

    - Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.

    Quy trình chấm phúc khảo bài thi trung học phổ thông được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 37 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT như sau:

    Phúc khảo bài thi
    ...
    6. Chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm:
    a) Khi có mặt đầy đủ thành viên được giao nhiệm vụ chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm mới tiến hành mở niêm phong túi bài thi; Hội đồng thi có số lượng bài thi phúc khảo lớn có thể chia thành các nhóm để thực hiện. Việc chấm phúc khảo phải bảo đảm nguyên tắc mở túi nào chấm phúc khảo dứt điểm túi đó, niêm phong trở lại rồi mới được mở túi khác;
    b) Quy trình chấm phúc khảo:
    - Tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm nạp danh sách thí sinh phúc khảo vào phần mềm chấm thi trắc nghiệm;
    - Thực hiện đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên Phiếu TLTN với hình ảnh đã quét lưu trong máy tính và kết quả nhận dạng trên máy tính, nếu phát hiện có sai lệch thì phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý; thực hiện in kết quả chấm từ phần mềm chấm thi trước và sau khi sửa lỗi để lưu hồ sơ;
    - Dữ liệu chấm phúc khảo được xuất ra từ phần mềm, ghi vào 02 đĩa CD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản, có chữ ký của lãnh đạo Ban Phúc khảo; 01 đĩa gửi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) để quản lý; 01 đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để cập nhật kết quả vào cơ sở dữ liệu của hệ thống phần mềm quản lý thi và lưu trữ;
    c) Kết thúc việc chấm phúc khảo, Tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm lập biên bản tổng hợp, có chữ ký của lãnh đạo Ban Phúc khảo và tất cả các thành viên, Tổ Giám sát;
    d) Tổ Giám sát phải thực hiện nhiệm vụ giám sát trực tiếp, thường xuyên, liên tục tất cả các khâu trong quá trình phúc khảo bài thi trắc nghiệm.

    Theo đó, quy trình chấm phúc khảo như sau:

    - Tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm nạp danh sách thí sinh phúc khảo vào phần mềm chấm thi trắc nghiệm;

    - Thực hiện đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên Phiếu TLTN với hình ảnh đã quét lưu trong máy tính và kết quả nhận dạng trên máy tính, nếu phát hiện có sai lệch thì phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý; thực hiện in kết quả chấm từ phần mềm chấm thi trước và sau khi sửa lỗi để lưu hồ sơ;

    - Dữ liệu chấm phúc khảo được xuất ra từ phần mềm, ghi vào 02 đĩa CD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản, có chữ ký của lãnh đạo Ban Phúc khảo; 01 đĩa gửi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) để quản lý; 01 đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để cập nhật kết quả vào cơ sở dữ liệu của hệ thống phần mềm quản lý thi và lưu trữ;

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    saved-content
    unsaved-content
    164