11:18 - 18/10/2024

Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi từ ngày 20/9/2024?

Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi từ ngày 20/9/2024? Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ theo chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi?

Nội dung chính

    Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi từ ngày 20/9/2024?

    Từ ngày 20/9/204, Nghị định 106/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1/8/2024 chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định cụ thể các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

    Theo đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về mức hỗ trợ để xử lý chất thải chăn nuôi như sau:

    - Hỗ trợ không quá 50% giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm khuyến khích áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 05 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ); 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa); 100 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).

    - Hỗ trợ không quá 50% giá trị công trình khí sinh học nhằm khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 07 triệu đồng/công trình (chăn nuôi nông hộ); 300 triệu đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa); 01 tỷ đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).

    - Hỗ trợ không quá 30% chi phí mua vật tư, thiết bị, chi phí xét nghiệm để khuyến khích thực hiện chăn nuôi theo tiêu chí an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 20 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ); 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ); 70 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô vừa); 200 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).

    Như vậy, cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi từ ngày 20/9/2024.

    Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi từ ngày 20/9/2024?Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi từ ngày 20/9/2024? (Hình ảnh từ Internet)

    Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ theo chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng được hỗ trợ theo chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

    Theo đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Quy mô chăn nuôi
    ...
    2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
    a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
    b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
    c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
    d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

    Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được hỗ trợ theo chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi phải là tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi và có quy mô chăn nuôi như sau:

    - Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;

    - Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;

    - Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;

    - Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

    Để được hỗ trợ theo chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi có cần phải đáp ứng điều kiện nào không?

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định về những điều kiện để được hỗ trợ theo chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi như sau:

    Chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi
    3. Điều kiện được hỗ trợ
    a) Đáp ứng quy định tại Điều 55, Điều 56, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi.
    b) Có chăn nuôi gia súc, gia cầm và xây dựng mới công trình khí sinh học đáp ứng đúng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xử lý chất thải chăn nuôi hoặc sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc xây dựng mới công trình khí sinh học, sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp lĩnh vực chăn nuôi đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

    Như vậy, từ quy định trên có thể thấy để được hỗ trợ theo chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi có cần phải đáp ứng điều kiện dưới đây:

    - Đối với chăn nuôi trang trại:

    + Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    (i) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật Chăn nuôi;

    (ii) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;

    (iii) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

    (iv) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;

    (v) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;

    (vi) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

    + Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

    + Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

    - Đối với chăn nuôi nông hộ:

    + Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

    + Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

    + Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

    - Nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân chăn nuôi:

    + Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi;

    + Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;

    + Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

    + Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

    - Có chăn nuôi gia súc, gia cầm và xây dựng mới công trình khí sinh học đáp ứng đúng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xử lý chất thải chăn nuôi hoặc sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc xây dựng mới công trình khí sinh học, sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp lĩnh vực chăn nuôi đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

    31