Cơ quan chuyên môn về xây dựng có phải là cơ quan được giao quản lý xây dựng không?
Nội dung chính
Cơ quan chuyên môn về xây dựng có phải là cơ quan được giao quản lý xây dựng không?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
...
Như vậy, cơ quan chuyên môn về xây dựng được hiểu là cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Cơ quan chuyên môn về xây dựng có phải là cơ quan được giao quản lý xây dựng không? (Ảnh từ Internet)
Cơ quan chuyên môn về xây dựng có phải thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công?
Căn cứ khoản 3 Điều 82 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:
Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
...
2. Chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại Điều 83 của Luật này đối với bước thiết kế sau:
a) Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Engineering - Procurement - Construction, sau đây gọi là hợp đồng EPC);
b) Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước;
c) Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước;
d) Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
3. Công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật này còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 83a của Luật này. Cơ quan thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng.
...
Dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 83a Luật Xây dựng 2014 được bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:
Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này đối với các công trình xây dựng sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
...
Như vậy, công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công phải được thẩm định thiết kế xây dựng bởi cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở cho công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 83a Luật Xây dựng 2014 được bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:
Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này đối với các công trình xây dựng sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
....
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này và công trình xây dựng thuộc dự án PPP thành phần sử dụng vốn đầu tư công, nội dung thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng gồm:
a) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế;
b) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế cơ sở đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định;
c) Kiểm tra kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế đối với trường hợp yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật này;
d) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về việc xác định dự toán xây dựng;
đ) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
e) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, nội dung thẩm định thiết kế xây dựng cho công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công bao gồm các điểm chính sau:
- Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế;
- Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế cơ sở đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định;
- Kiểm tra kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế đối với trường hợp yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại khoản 6 Điều 82 Luật Xây dựng 2014;
- Sự tuân thủ quy định của pháp luật về việc xác định dự toán xây dựng;
- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.