Có phải dán nhãn phụ khi nhập hàng ngoại về Việt Nam?
Nội dung chính
Có phải dán nhãn phụ khi nhập hàng ngoại về Việt Nam?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định:
"Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc."
Như vậy, nếu bạn nhập hàng ngoại về Việt Nam mà trên đó chưa thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì bạn phải dán tem nhập khẩu (nhãn phụ) vào.
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam sẽ bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng:
...
b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Điều kiện về nhãn phụ của hàng hóa xuất khẩu để được bán tại Việt Nam
Chào anh chị, công ty nhà em dự định sản xuất nước trái cây đóng hộp tại Việt Nam và xuất sang Hàn Quốc, nhãn trên sản phẩm hoàn toàn bằng tiếng Hàn. Nhưng giờ vì mùa dịch nên không thể xuất khẩu qua Hàn Quốc được nên công ty muốn bán sản phẩm ở Việt Nam, nhưng không thể đổi nhãn sang tiếng Việt được, do chi phí tốn kém. Anh chị cho em hỏi: Liệu em có thể in nhãn phụ bằng tiếng Việt và dán trên sản phẩm, rồi bán ở Việt nam được không ạ?
Trả lời:
Tại Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định về nhãn phụ của hàng hóa xuất khẩu khi được bán tại Việt Nam cụ thể như sau:
Nhãn phụ được sử dụng đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Vì lý do khách quan nên những hàng hóa mà công ty bạn có dự định xuất khẩu đó không thể xuất khẩu được nữa. Trường hợp này nếu công ty bạn muốn được bán số lượng hàng hóa đó tại VN thì bắt buộc phải được giãn nhãn phụ.
Việc dãn nhãn phụ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
- Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.
Có phải dán nhãn phụ khi nhập hàng ngoại về Việt Nam? (Hình từ Internet)
Dán nhãn phụ trên hàng hóa hay trên bao bì hàng hóa?
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì:
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Về vị trí dán nhãn phụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này, cụ thể:
Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Như vậy, theo quy định trên, nhãn phụ đối với sản phẩm kẹo mút nhập khẩu của doanh nghiệp bên chị có thể dán trên từng cây kẹo hoặc dán trên bao bì của sản phẩm miễn sao không che khuất các nội dung của nhãn gốc. Thông thường đối với những sản phẩm có kích thước nhỏ, các doanh nghiệp thường dán nhãn phụ tại bao bì sản phẩm vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật vừa tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Trân trọng!