Có được ghi giá trong hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá giao dịch thực tế không?
Nội dung chính
Có được ghi giá trong hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá giao dịch thực tế không?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định:
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
...
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước;
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
...
Căn cứ quy định này, thu nhập từ việc mua bán nhà ở là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời khoản 5 Điều 143 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định:
Hành vi trốn thuế
...
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
...
Như vậy, việc ghi giá trong hợp đồng mua bán nhà ở thấp hơn giá giao dịch thực tế dẫn đến không phản ánh đúng giá trị giao dịch thực tế để từ đó xác định sai số tiền thuế phải nộp nên căn cứ quy định trên đây được coi là hành vi trốn thuế.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 6 Luật Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
...
Căn cứ các quy định trên, trốn thuế thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế. Vì vậy, các bên không được ghi giá trong hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá giao dịch thực tế.
Có được ghi giá trong hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá giao dịch thực tế không? (Hình từ Internet)
Ghi giá trong hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá giao dịch thực tế bị xử lý hành chính thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
...
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
...
Như vậy, việc ghi giá trong hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá giao dịch thực tế tùy theo tính chất, mức độ có thể bị phạt tiền từ 01 lần số tiền thuế trốn đến 03 lần số tiền thuế trốn theo quy định.
Bên cạnh đó, người nộp thuế còn phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế sẽ không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.Ghi giá trong hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá giao dịch thực tế có làm cho hợp đồng vô hiệu không?
Căn cứ quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Trong khi đó, Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Trong trường hợp này, việc các bên ghi giá trong hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá giao dịch thực tế là để trốn tránh nghĩa vụ với thuế với Nhà nước. Vì vậy, hợp đồng mua bán nhà sẽ bị vô hiệu theo quy định trên.
Trong trường hợp này, các bên ghi giá trong hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá giao dịch thực tế là để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Vì vậy, căn cứ quy định trên, hợp đồng mua bán nhà sẽ bị vô hiệu.