Chồng vay ngân hàng bằng cách mượn sổ đỏ của ông bà thì có cần sự đồng ý của vợ hay không?
Nội dung chính
Chồng vay ngân hàng bằng cách mượn sổ đỏ của ông bà thì có cần sự đồng ý của vợ hay không?
Căn cứ theo Điều 500 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng về quyền sử dụng đất, như sau:
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
Việc vay thế chấp sổ đỏ (thuộc sở hữu của ông bà) với ngân hàng, bản chất là quan hệ giữa ông bà với ngân hàng.
Do đó việc mượn sổ đỏ của bố mẹ để thực hiện vay thế chấp tại ngân hàng sẽ không cần phải có sự đồng ý của vợ.
Chồng vay ngân hàng bằng cách mượn sổ đỏ của ông bà thì có cần sự đồng ý của vợ hay không? (hình ảnh từ internet)
Mua điện thoại trả góp xong đi cai nghiện, ngân hàng có kiện được không?
Điều 453 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, nếu đã ký hợp đồng mua điện thoại trả góp thì bạn có nghĩa vụ thanh toán theo đúng thời hạn hợp đồng, việc đi cai nghiện không phải là lý do để được miễn trừ nghĩa vụ, nếu không trả đúng thời hạn trong hợp đồng thì ngân hàng có quyền khởi kiện bạn theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Ngân hàng có quyền bán nợ cho bên thứ 3 không?
Theo Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mua bán quyền tài sản, cụ thể như sau:
- Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
- Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
- Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Theo đó, Ngân hàng có quyền bán nợ cho bên thứ 3.
Khi chuyển giao nợ thì ngân hàng thương mại có chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ của bên vay tiền không?
Căn cứ Điều 367 Bộ luật dân sự 2015 quy định về không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu như sau:
Không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu
Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định trên, khi chuyển giao nợ thì ngân hàng thương mại không phải chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ của bên vay tiền sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ngân hàng thương mại được quyền bán nợ của người vay tiền cho bên thứ ba không?
Theo Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mua bán quyền tài sản như sau:
Mua bán quyền tài sản
1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Như vậy, khi ngân hàng thương mại cho khách hàng vay tiền thì lúc này ngân hàng có quyền tài sản và được quyền bán quyền này (bán nợ của người vay tiền) cho bên thứ ba.
Và khi tiến hành thủ tục bán nợ cho bên thứ ba thì ngân hàng thương mại phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho ngân hàng.
Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Lưu ý: Trong trường hợp ngân hàng thương mại cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì ngân hàng phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.