Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế có được không? Mức phạt hành vi cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế là bao nhiêu?

Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế có được không? Mức phạt hành vi cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế có được không?

    Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2024 thì đất đang có tranh chấp được hiểu là thửa đất có tranh chấp đất đai mà đang trong quá trình được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định một trong các điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất là đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.

    Như vậy, đất đang có tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp thừa kế, không đủ điều kiện để cho thuê quyền sử dụng đất. Chỉ khi tranh chấp được cơ quan có thẩm quyền giải quyết và bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, việc cho thuê đất mới được phép thực hiện.

    Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế có được không? Mức phạt hành vi cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế là bao nhiêu?

    Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế có được không? Mức phạt hành vi cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Mức phạt hành vi cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế là bao nhiêu?

    Như đã đề cập phía trên hành vi cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế là hành vi vi phạm pháp luật.

    Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế.

    Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm, mức xử phạt áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm bằng 2 lần mức xử phạt của tổ chức. (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP)

    Thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế là bao lâu?

    Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    (1) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

    (2) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định đối với hành vi cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế là hành vi đã kết thúc thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

    Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế được xác định là 02 năm kể từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

    Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 quy định vê việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như sau:

    - Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;

    - Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:

    + Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng,

    + Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính,

    + Người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có).

    Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

    - Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;

    - Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;

    - Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.

    34