Chi đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước bao gồm những khoản gì?
Nội dung chính
Chi đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước bao gồm những khoản gì?
Những khoản chi đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước được quy định tại Điều 6 Thông tư 88/2017/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
1. Đối với hình thức bồi dưỡng sau tiến sỹ:
a) Người học trúng tuyển bồi dưỡng sau tiến sỹ ở trong nước (có đề cương nghiên cứu đã được Bộ Khoa học và Công nghệ xét chọn và được tiếp nhận bồi dưỡng tại một cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ uy tín ở trong nước) được xem xét, hỗ trợ một khoản kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu theo đề cương được duyệt.
b) Mức kinh phí hỗ trợ tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/toàn bộ thời gian bồi dưỡng.
c) Việc thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Đối với hình thức bồi dưỡng nhân lực quản lý khoa học và công nghệ:
a) Nội dung và định mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
b) Đối với chi phí thuê chuyên gia nước ngoài về nước giảng dạy:
Yêu cầu về trình độ, năng lực của chuyên gia do nhu cầu từ các chương trình học cụ thể theo kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ. Mức chi trả cho chuyên gia, giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy tại các khóa bồi dưỡng của Đề án 2395 sẽ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định sau khi đã thỏa thuận với chuyên gia theo hợp đồng và trong phạm vi dự toán được phê duyệt.