Căn cứ nào để xác định giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ?
Nội dung chính
Căn cứ nào để xác định giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ?
Căn cứ xác định giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2019/TT-BTC, có hiệu lực ngày 06/04/2019, cụ thể như sau:
- Phạm vi giao quyền: giao quyền sở hữu hoặc giao quyền sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Đặc điểm kỹ thuật của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ công dụng, mục đích sử dụng, chức năng, dự kiến hiệu quả kỹ thuật.
- Đặc điểm pháp lý của của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ: sự cần thiết và khả năng được đăng ký bảo hộ; tình trạng và phạm vi bảo hộ.
- Đặc điểm kinh tế của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ:
- Mức lợi nhuận dự kiến tạo ra từ việc sử dụng hoặc thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có khả năng thay thế trên thị trường;
- Tính mới và tính hữu ích của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ so với các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác có cùng chức năng.
- Giá giao dịch trên thị trường của một số tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương tự có thể so sánh trong nước, trên thế giới và giá trị trong các giao dịch đã thực hiện đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được xác định giá trị (nếu có).
- Kinh phí đầu tư để tạo ra kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Chính sách, khả năng thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ và các chính sách ưu đãi khác được ghi nhận trong Luật khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trên đây là quy định về căn cứ xác định giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ