Chế độ thường trực trong lĩnh vực phòng chống thiên tai được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Chế độ thường trực trong lĩnh vực phòng chống thiên tai được quy định như thế nào?
Chế độ thường trực trong lĩnh vực phòng chống thiên tai được quy định tại Điều 5 Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (có hiệu lực từ ngày 20/02/2018), theo đó:
1. Cơ quan, tổ chức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ
a) Theo dõi, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai và thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật trong phòng, chống thiên tai.
b) Chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Công tác thường trực được tổ chức chặt chẽ, kịp thời để thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
3. Nhân lực tham gia thường trực 24/24 giờ tối thiểu là 03 người. Trường hợp thiên tai diễn biến phức tạp, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được huy động thêm người lao động để thực hiện nhiệm vụ thường trực.
4. Căn cứ vào tình hình thực tế và nhân lực của Văn phòng, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm ban hành quy chế thường trực, trong đó quy định cụ thể thời gian, số lượng, thành phần, nhiệm vụ thường trực cho người lao động và thông báo cho người lao động trước khi đến làm việc.