Chế độ kiểm tra, thanh tra tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

Chế độ kiểm tra, thanh tra tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia được quy định như thế nào? Chế độ kiểm tra, thanh tra tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia được quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Chế độ kiểm tra, thanh tra tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

    Chế độ kiểm tra, thanh tra tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 27 Thông tư 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

    - Chế độ kiểm tra

    + Hàng năm hoặc đột xuất, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc bộ, ngành mình quản lý và tổng hợp kết quả gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để tổng hợp báo cáo.

    + Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia đối với các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

    + Hàng năm, Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và của Tổng cục Dự trữ Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.

    - Thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện thanh tra hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia tại các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật Dự trữ quốc gia và pháp luật về thanh tra.

    Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ kiểm tra, thanh tra tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 89/2015/TT-BTC.

    13