Chất lượng chương trình đào tạo được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn nào Thông tư 04?
Nội dung chính
Chất lượng chương trình đào tạo được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn nào Thông tư 04?
Căn cứ Phần II Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học bao gồm 08 tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
[1] Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
[2] Tiêu chuẩn 2: Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo
[3] Tiêu chuẩn 3: Hoạt động dạy và học
[4] Tiêu chuẩn 4: Đánh giá kết quả học tập
[5] Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên
[6] Tiêu chuẩn 6: Các dịch vụ hỗ trợ người học
[7] Tiêu chuẩn 7: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị
[8] Tiêu chuẩn 8: Đầu ra và kết quả đầu ra
Chất lượng chương trình đào tạo được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn nào Thông tư 04? (Hình từ Internet)
Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định:
Quy trình và chu kỳ
1. Quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo bốn bước:
a) Tự đánh giá;
b) Đánh giá ngoài;
c) Thẩm định kết quả đánh giá;
d) Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
2. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo chu kỳ 05 năm đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt có điều kiện thì tối đa 02 năm (24 tháng) phải tiếp tục thực hiện cải tiến chất lượng để được đánh giá ở mức đạt.
4. Đối với chương trình đào tạo được đánh giá đạt ở chu kỳ trước, nếu tiếp tục được đánh giá ở mức đạt với tỷ lệ tiêu chuẩn, tiêu chí đạt cao hơn chu kỳ trước đồng thời kết quả cải tiến chất lượng đáp ứng yêu cầu, cơ bản khắc phục được các điểm yếu đã chỉ ra từ chu kỳ trước thì chu kỳ kiểm định chất lượng tiếp theo là 07 năm.
Như vậy, quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo bốn bước:
- Tự đánh giá;
- Đánh giá ngoài;
- Thẩm định kết quả đánh giá;
- Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo chu kỳ 05 năm đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT .
Đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt có điều kiện thì tối đa 02 năm (24 tháng) phải tiếp tục thực hiện cải tiến chất lượng để được đánh giá ở mức đạt.
Chương trình đào tạo được đánh giá đạt ở chu kỳ trước, nếu tiếp tục được đánh giá ở mức đạt với tỷ lệ tiêu chuẩn, tiêu chí đạt cao hơn chu kỳ trước đồng thời kết quả cải tiến chất lượng đáp ứng yêu cầu, cơ bản khắc phục được các điểm yếu đã chỉ ra từ chu kỳ trước thì chu kỳ kiểm định chất lượng tiếp theo là 07 năm.
Quy trình tự đánh giá chương trình đào tạo được thực hiện ra sao?
Điều 14 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy trình tự đánh giá
Quy trình tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá (Biểu 01).
2. Lập kế hoạch tự đánh giá (Biểu 02).
3. Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng (Biểu 3).
4. Tự đánh giá mức đạt của các tiêu chí (Biểu 04).
5. Viết báo cáo tự đánh giá (Biểu 05 và Biểu 12).
6. Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.
7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Theo đó, quy trình tự đánh giá chương trình đào tạo được thực hiện cụ thể như sau:
- Thành lập hội đồng tự đánh giá (Biểu 01 - Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT).
- Lập kế hoạch tự đánh giá (Biểu 02 - Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT).
- Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng (Biểu 3 - Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT).
- Tự đánh giá mức đạt của các tiêu chí (Biểu 04 - Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT).
- Viết báo cáo tự đánh giá (Biểu 05 và Biểu 12 - Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT).
- Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.
- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Quy định về lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá cụ thể thế nào?
Theo Điều 20 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định về lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá như sau:
- Cơ sở đào tạo lưu trữ báo cáo tự đánh giá và các hồ sơ liên quan, bao gồm:
(i) Quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá;
(ii) Kế hoạch tự đánh giá;
(iii) Báo cáo tự đánh giá đã được phê duyệt;
(iv) Các minh chứng;
(v) Các văn bản, tài liệu liên quan.
- Thời hạn lưu trữ báo cáo tự đánh giá cùng toàn bộ hồ sơ liên quan theo quy định của Luật Lưu trữ và các quy định hiện hành.
- Báo cáo tự đánh giá được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để các tổ chức, cá nhân quan tâm tham khảo. Đối với báo cáo tự đánh giá có thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc thông tin không được công khai theo quy định của pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 04 năm 2025.