Cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với người mất tin, mất tích vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Trình tự cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với người mất tin, mất tích vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trình tự cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với người mất tin, mất tích vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc được quy định như thế nào?

    Trình tự cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với người mất tin, mất tích vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc được quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn trình tự thủ tục ưu đãi người có công cách mạng. Cụ thể là:

    a) Đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng có trách nhiệm làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS3) kèm theo các giấy tờ liên quan (nếu có) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;

    b) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét hồ sơ lưu trữ có liên quan, báo cáo cấp trên trực tiếp;

    c) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm:

    Kiểm tra danh sách, hồ sơ lưu trữ tại các cơ quan nghiệp vụ thuộc quyền (Chính sách, Cán bộ, Bảo vệ an ninh Quân đội, Quân lực, Điều tra hình sự) nội dung thông tin có liên quan về đối tượng;

    Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác minh về thông tin báo tử (nếu có);

    Có công văn đề nghị đơn vị quản lý quân nhân khi mất tin, mất tích (từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên) hoặc tùy từng trường hợp cụ thể, đề nghị cơ quan có thẩm quyền (Cục Cán bộ, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội/Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu; Viện kiểm sát quân sự các cấp; Tòa án quân sự các cấp; Cục Hồ sơ nghiệp vụ/Bộ Công an) để xác minh thông tin về đối tượng;

    Trường hợp kết luận phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có văn bản thông báo đến cơ quan quân sự các cấp, chính quyền địa phương, thân nhân gia đình đối tượng và nêu rõ lý do trả lại; lập sổ theo dõi, lưu trữ lâu dài;

    Trường hợp kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cấp giấy báo tử và hoàn thiện hồ sơ theo quy định, báo cáo cấp trên trực tiếp;

    d) Cục Chính trị quân khu trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;

    đ) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có công văn đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công";

    Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Bằng "Tổ quốc ghi công" có trách nhiệm chuyển Bằng "Tổ quốc ghi công" kèm theo hồ sơ liệt sĩ đến Cục Chính trị quân khu để chuyển về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;

    e) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Bằng "Tổ quốc ghi công" và hồ sơ liệt sĩ, có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, đơn vị phối hợp với cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu và bàn giao hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ.

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ (3 bộ) theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 202/2013/TT-BQP, bạn làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ gửi kèm hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân xã để xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện sẽ kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin về đối tượng. Nếu trường hợp kết luận phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có văn bản thông báo đến cơ quan quân sự các cấp, chính quyền địa phương, thân nhân gia đình đối tượng và nêu rõ lý do trả lại; lập sổ theo dõi, lưu trữ lâu dài; trường hợp kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cấp giấy báo tử và hoàn thiện hồ sơ theo quy định, báo cáo Cục Chính trị quân khu. Cục Chính trị quân khu trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ sẽ xem xét hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ thẩm định, báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có công văn đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" (tương đương quyết định xác nhận liệt sĩ).

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với người mất tin, mất tích vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 202/2013/TT-BQP.

    Trân trọng!

    21
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ