Cảng Cần Giờ khi nào khởi công? Siêu cảng Cần Giờ khi nào khởi công?
Nội dung chính
Cảng Cần Giờ khi nào khởi công? Siêu cảng Cần Giờ khi nào khởi công?
Ngày 16/01/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 148/QĐ-TTg năm 2025 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 148/QĐ-TTg năm 2025 nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ cụ thể như sau:
(1) Tên dự án: Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (sau đây gọi tắt là Cảng Cần Giờ).
(2) Địa điểm thực hiện Cảng Cần Giờ: Cù lao Gò Con Chó, Huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
(3) Mục tiêu Cảng Cần Giờ: xây dựng và phát triển siêu Cảng Cần Giờ, bao gồm các dịch vụ liên quan đến khai thác cảng container cảng biển và các dịch vụ khác.
- Giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định các sản phẩm và dịch vụ cụ thể để đảm bảo hiệu quả của cảng trung chuyển quốc tế.
(4) Quy mô dự án:
- Diện tích sử dụng đất: khoảng 571 ha.
- Vốn đầu tư: được xác định trên cơ sở đề xuất thực hiện dự án và Đề án nghiên cứu siêu cảng Cần Giờ và không thấp hơn 50.000 tỷ đồng.
+ Giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định cụ thể tổng vốn đầu tư của dự án theo đề xuất của nhà đầu tư để ghi nhận trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.
(5) Về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án với quy mô diện tích rừng dự kiến là khoảng 82,96 ha.
(6) Thời hạn hoạt động Dự án: 50 năm kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư.
(7) Tiến độ giải ngân:
- Phải giải ngân vốn đầu tư trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Trong thời gian này, nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng dự án
(8) Hình thức lựa chọn nhà đầu tư: theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị quyết 98/2023/QH15 hoặc theo quy định của Luật đấu thầu 2023.
(9) Các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư: theo quy định của pháp luật hiện hành.
(10) Điều kiện đối với dự án và nhà đầu tư thực hiện Cảng Cần Giờ:
- Chỉ được thực hiện sau khi siêu Cảng Cần Giờ đã phù hợp với quy hoạch các cấp và được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích đất rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác có liên quan;
+ Hoàn thành thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Thủ tục, điều kiện về công nghệ sử dụng tại dự án theo quy định của pháp luật về công nghệ và chuyển giao công nghệ.
- Nhà đầu tư không được chuyển nhượng dự án trong thời gian 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Việc thay đổi nhà đầu tư sau thời gian này thực hiện theo quy định của pháp luật và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan trong trường hợp phát sinh các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh trong quá trình thực hiện Cảng Cần Giờ và trong trường hợp chuyển nhượng dự án hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức thực hiện Cảng Cần Giờ.
- Trong quá trình khảo sát, thi công và quá trình hoạt động mà phát hiện các di vật, cổ vật phải báo ngay cho ngành văn hóa và chính quyền địa phương được biết để có phương án xử lý theo quy định.
Như vậy, siêu cảng Cần Giờ sẽ khởi công trong năm 2025 với vốn đầu tư không thấp hơn 50.000 tỷ đồng.
Cảng Cần Giờ khi nào khởi công? Siêu cảng Cần Giờ khi nào khởi công? (Hình từ Internet)
Nghiệm thu hoàn thành hoạt động lấn biển được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 74 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định nghiệm thu hoàn thành hoạt động lấn biển được thực hiện như sau:
(1) Việc nghiệm thu hoàn thành hoạt động lấn biển được thực hiện đối với toàn bộ hoặc từng phần diện tích đã hoàn thành hoạt động lấn biển theo tiến độ của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được phê duyệt.
(2) Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hoạt động lấn biển:
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư. Trình tự, thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hoạt động lấn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển gửi văn bản đề nghị cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra công tác nghiệm thu đối với toàn bộ hoặc từng phần diện tích đã hoàn thành hoạt động lấn biển theo tiến độ của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được phê duyệt;
c) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hoạt động lấn biển.
(3) Căn cứ thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển trong dự án đầu tư của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Xác định, cập nhật đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm tại khu vực lấn biển theo hiện trạng đường bờ và địa hình tại thời điểm xác định, cập nhật; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật dữ liệu và công bố theo quy định của pháp luật;
- Xác định, cập nhật đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, điều chỉnh hành lang bảo vệ bờ biển tại khu vực lấn biển theo hiện trạng đường bờ và địa hình tại thời điểm xác định, cập nhật; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ sung, điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 190 Luật Đất đai 2024 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển; thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý khu vực lấn biển theo quy định của pháp luật;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý, kiểm tra hoạt động lấn biển; ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động lấn biển;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, giao đất, cho thuê đất để lấn biển, thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý, sử dụng khu vực lấn biển trên địa bàn theo quy định của pháp luật.