08:00 - 03/01/2025

Cán bộ công chức tăng cường đi công tác tại các cơ quan cấp tỉnh được hưởng những chính sách gì?

Cán bộ công chức tăng cường đi công tác tại các cơ quan cấp tỉnh được hưởng những chính sách gì?

Nội dung chính

    Cán bộ công chức tăng cường đi công tác tại các cơ quan cấp tỉnh được hưởng những chính sách gì?

    Ngày 31/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

    Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cán bộ công chức tăng cường đi công tác trong thời gian 03 năm tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, được hưởng các chế độ sau:

    (1) Được tiếp tục hưởng tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi.

    (2) Trợ cấp một lần bằng 03 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.

    (3) Trường hợp đơn vị công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP (không hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản này).

    (4) Sau khi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đi hoặc được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp không thấp hơn vị trí việc làm trước khi đi tăng cường ở cơ sở; đồng thời, được hưởng các chính sách sau:

    Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh.

    Được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022.

    Cán bộ công chức tăng cường đi công tác tại các cơ quan cấp tỉnh được hưởng những chính sách gì?

    Cán bộ công chức tăng cường đi công tác tại các cơ quan cấp tỉnh được hưởng những chính sách gì? (Hình từ Internet)

    Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức để sắp xếp và giải quyết chính sách chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy?

    Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định như sau:

    (1) Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức viên chức và người lao động.

    (2) Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.

    (3) Tiêu chí đánh giá vê kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ công chức viên chức và người lao động đã đạt được.

    (4) Đôi với cán bộ công chức viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nôi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nối trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    Lưu ý: Việc đánh giá dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gân nhất.

    Cán bộ công chức có các nghĩa vụ gì đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân?

    Điều 8 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

    Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
    1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
    2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
    3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
    4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

    Như vậy, đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, cán bộ công chức có các nghĩa vụ theo quy định trên.

    23