Tải mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2025 file word
Nội dung chính
Tải mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2025 file word
Căn cứ tại khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định thì bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
Tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có quy định cụ thể về thể thức văn bản. Do đó, quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức phải tuân thủ thể thức văn bản đó, tham khảo mẫu:
Mẫu quyết định
Tải mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức: Tải về
Tham khảo mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2025 như sau:
Quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2025
Tải mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2025 file word: Tải về
Tải mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2025 file word (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý công tác văn thư được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý công tác văn thư như sau:
(1) Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư.
(2) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Căn cứ quy định của pháp luật, ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác văn thư.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác văn thư đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư theo thẩm quyền.
- Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư.
- Bố trí kinh phí để hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác văn thư, quản lý và vận hành hiệu quả Hệ thống quản lý tài liệu điện tử.
- Bố trí nhân sự, vị trí, diện tích, phương tiện làm việc phù hợp, bảo đảm giữ gìn bí mật nhà nước, bảo quản an toàn con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư.
- Sơ kết, tổng kết về công tác văn thư trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa phương.
Cán bộ, công chức là người đứng đầu có nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Cán bộ công chức 2008 có quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu.
Theo đó, ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Cán bộ công chức 2008, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ như sau:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.