Các trường đại học đào tạo ngành luật trong năm 2024 có học phí bao nhiêu?
Nội dung chính
Học phí các trường đại học đào tạo ngành luật năm 2024 như thế nào?
Dưới đây là mức học phí cụ thể trong năm 2024 của các trường có đào tạo ngành luật:
Trường đại học Luật TP.HCM
Mức học phí dự kiến kể từ năm học 2024 - 2025 đến năm học 2026 - 2027 cụ thể như sau:
Stt | Khóa 48 (Khóa tuyển sinh năm 2023) | 2024-2025 | 2025-2026 | 2026-2027 |
1. | Đào tạo chính quy ngành: Luật, Luật Thương mại quốc tế Quản tri kinh doanh | 35.250.000 | 39.750.000 | 44.750.000 |
2 | Đào tạo chính quy ngành Quản trị - Luật | 41.830.000 | 47.170.000 | 53.100.000 |
3. | Đào tạo chính quy ngành Ngôn ngữ Anh. chuyên ngành tiếng Anh pháp lý | 37.500.000 | 42.250.000 | 47.750.000 |
4 | Đào tạo chính quy chất lượng cao ngành: Luật, Quản trị kinh doanh | 70.500.000 | 79.500.000 | 89.500.000 |
5 | Đào tạo chính quy chất lượng cao ngành Quản trị - Luật | 83.660.000 | 94.340.000 | 106.200.000 |
6. | Đào tạo chính quy chất lượng cao ngành Luật, giảng dạy bằng tiếng Anh | 181.500.000 | 199.700.000 | 219.700.000 |
Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
- Học phí năm 2024 cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Việt là 27,5 triệu đồng; Cho các ngành đào tạo bằng tiếng Anh là 57,6 triệu đồng.
- Học phí năm 2025 cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Việt là 31,5 triệu đồng; Cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Anh là 65 triệu đồng.
- Học phí năm 2026 cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Việt là 35,5 triệu đồng; Cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Anh là 73,5 triệu đồng.
Dự kiến học phí năm 2027 cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Việt là 39,5 triệu đồng; các ngành đào tạo bằng Tiếng Anh là 83 triệu đồng.
Trường đại học Luật Hà Nội
Về học phí, Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến khoảng hơn 25 triệu đồng/năm đối với chương trình đại trà và hơn 50 triệu đồng/năm đối với chương trình đào tạo chất lượng cao.
Theo đó, đối vối với sinh viên học các chương trình đại trà, năm học 2024-2025, mức học phí dự kiến là 2.538.000 đồng/tháng/sinh viên (1.410.000 x 1,8 lần), tương đương với 725.000 đồng/tín chỉ.
Đối với sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao, năm học 2024-2025, mức học phí dự kiến là 5.076.000 đồng/tháng (2.538.000 đồng x 2 lần) tương đương 725.000 đồng/tín chỉ với các môn học thực tập chuyên môn, khóa luận tốt nghiệp, giáo dục quốc phòng an ninh; 1.600.000 đồng/tín chỉ với các môn học khác.
Cả chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao của trường đều thu 5 tháng/học kì, 40 tháng/khóa học, 140 tín chỉ/khóa học.
Trường đại học Ngân hàng TP.HCM
Học phí năm 2024 cho ngành Luật là 21,5 triệu đồng
Trường đại học Kinh tế TP.HCM
Nhà trường quy học phí theo tín chỉ. Theo đó, học phí các ngành Luật học bằng Tiếng Việt là 1,065 triệu đồng/tín chỉ, học bằng Tiếng Anh là 1,685 triệu đồng /tín chỉ.
Trường đại học Luật - đại học Huế
Học phí cho ngành Luật khoảng 14 triệu đồng.
Trường đại học Tôn Đức Thắng
Học phí ngành Luật thuộc chương trình đại trà là 27,06 triệu đồng; ngành Luật học bằng Tiếng Anh từ 76-80 triệu đồng; ngành Luật đào tạo ở phân hiệu Khánh Hoà là 20,5 triệu đồng.
Trường đại học Công nghệ TP.HCM
Học phí năm 2024 cho ngành Luật là 54 triệu đồng.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Học phí các trường đại học đào tạo ngành luật năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Thí sinh được bảo lưu kết quả trúng tuyển trường đại học trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định bảo lưu kết quả trúng tuyển:
Bảo lưu kết quả trúng tuyển
1. Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
a) Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Thí sinh thuộc diện quy định tại khoản 1 phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Ngay sau khi đủ điều kiện đi học trở lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo, trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, cơ sở đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức.
Như vậy, thí sinh được bảo lưu kết quả trúng tuyển khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
- Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Lưu ý: Thí sinh chỉ được bảo lưu kết quả trúng tuyển khi có giấy báo trúng tuyển và phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học.
Phương thức tuyển sinh đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh đại học được quy định như sau:
(1) Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
(2) Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.
(3) Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):
- Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn.
- Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển.
- Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).
(4) Đối với một ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển:
- Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý; không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau.
- Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.
(5) Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.