Các quyền của các bên trước và trong quá trình đình công là gì? Quy trình thực hiện đình công được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Theo quy định của pháp luật thì quyền của các bên trước và trong quá trình đình công?Trình tự đình công được quy định ra sao?Những trường hợp nào người lao động có quyền đình công?

Nội dung chính

Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công

Theo Điều 203 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công:

Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công:

- Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.

- Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có quyền sau đây:

+ Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.

- Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

+ Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;

+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.

Các quyền của các bên trước và trong quá trình đình công là gì? Quy trình thực hiện đình công được quy định như thế nào? (Hinh từ Internet)

Trình tự đình công được quy định ra sao?

Theo Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trình tự đình công:

Trình tự đình công:

- Lấy ý kiến về đình công theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này.

- Ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định tại Điều 202 của Bộ luật này.

- Tiến hành đình công.

Trường hợp người lao động có quyền đình công

Căn cứ Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 có quy định những trường hợp người lao động có quyền đình công, như sau:

=> Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:

- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

saved-content
unsaved-content
22