Các điều kiện và phương pháp khai thác mẫu vật từ những loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I và II CITES là gì?

Theo quy định thì việc khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Theo quy định thì việc khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 06/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/03/2019) về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì:

    - Khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục I CITES trong các trường hợp sau:

    Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;

    + Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;

    Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    - Khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục II CITES trong các trường hợp sau:

    Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;

    Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;

    Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

    Phục vụ thương mại bền vững theo quy định của pháp luật.

    - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác:

    Có phương án khai thác theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    Trước khi thực hiện hoạt động khai thác phải thông báo cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp hoặc thủy sản cấp tỉnh để giám sát thực hiện;

    Khai thác không ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn và phát triển bền vững của quần thể;

    + Thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và CITES về khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

    Trên đây là nội dung quy định về việc khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

    7