Các biện pháp hạn chế việc khai thác nước dưới đất? Nguyên tắc thực hiện các biện pháp hạn chế việc khai thác nước dưới đất ra sao?

Khai thác nước dưới đất là gì?Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất là gì?Nguyên tắc thực hiện các biện pháp đó quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Khai thác nước dưới đất là gì?

    Theo quy định tại khoản 4 và khoản 24 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 thì việc khai thác nước dưới đất là hoạt động khai thác, sử dụng tiềm năng, giá trị của nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển để phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hoá, đa dạng sinh học.

    Các biện pháp hạn chế việc khai thác nước dưới đất là gì?Nguyên tắc thực hiện các biện pháp đó quy định như thế nào?

    Các biện pháp hạn chế việc khai thác nước dưới đất là gì?Nguyên tắc thực hiện các biện pháp đó quy định như thế nào?(Hình Internet)

    Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất là gì?

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì các biện pháp hạn chế khai thác trong các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm các biện pháp sau:

    - Không chấp thuận việc đăng ký, cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới (trừ trường hợp khoan thay thế giếng thuộc công trình đã được cấp giấy phép theo quy định) và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại điểm b,c,d khoản 4 Điều 36 Nghị định 53/2024/NĐ-CP đối với các công trình hiện có.

    - Trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc không đăng ký khai thác nước dưới đất thì phải dừng khai thác và cơ quan nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép theo thẩm quyền.

    - Các trường hợp quy định tại điểm này phải thực hiện trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho mục đích sinh hoạt ;

    - Trường hợp công trình có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhưng không vượt quá lưu lượng nước khai thác đã được cấp phép trước đó; trường hợp công trình đã được đăng ký thì được tiếp tục khai thác, nhưng không được tăng lưu lượng khai thác đã đăng ký;

    - Công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho mục đích sinh hoạt thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc đăng ký nhưng chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký thì được xem xét cấp giấy phép khai thác hoặc đăng ký nếu đủ điều kiện cấp phép, đăng ký theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

    - Đối với Vùng hạn chế 2, trường hợp công trình đã có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng mực nước động trong giếng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì chủ giấy phép phải điều chỉnh chế độ khai thác hoặc giảm lưu lượng khai thác tại giếng đó cho phù hợp với quy định về mực nước động cho phép tại giếng khai thác.

    Như vậy, việc hạn chế khai thác nước dưới đất sẽ được thực hiện theo một trong các biện pháp nêu trên.

    Nguyên tắc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải tuân theo các nguyên tắc sau:

    - Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan;

    - Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất được áp dụng cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực cấm, hạn chế nước dưới đất và thứ tự thực hiện đối với từng đối tượng, trường hợp theo quy định của Nghị định 53/2024/NĐ-CP. Không áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất khác với các biện pháp quy định tại Nghị định 53/2024/NĐ-CP;

    - Ưu tiên cho việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai và phòng cháy, chữa cháy;

    - Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải theo kế hoạch, lộ trình phù hợp được phê duyệt, bảo đảm không gây gián đoạn việc cấp nước, trừ trường hợp sự cố, gây sụt, lún đất hoặc các tình huống khẩn cấp cần phải xử lý, trám lấp giếng để khắc phục sự cố;

    - Việc thực hiện các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất mà có liên quan đến trám lấp giếng thì thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng; trường hợp liên quan đến cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

    - Việc cấm khai thác nước dưới đất áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất; việc hạn chế khai thác nước dưới đất chỉ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc thuộc trường hợp phải đăng ký khai thác nước dưới đất theo quy định, không áp dụng đối với trường hợp phải kê khai khai thác, sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình và các hoạt động quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Nghị định 53/2024/NĐ-CP.

    Theo đó, việc thực hiện các biện pháp hạn chế việc khai thác nước dưới đất sẽ phải tuân theo các nguyên tắc trên.

    33