Các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như thế nào?

Các biện pháp nào để bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, Các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định cụ thể như sau:

    - Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt để thực hiện các nội dung quy định tại các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này tại các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia;

    - Thực hiện việc xóa bỏ các đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia;

    - Thực hiện huấn luyện nghiệp vụ cảnh giới, chốt gác và cung cấp trang thiết bị cho người do địa phương bố trí để cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;

    - Thực hiện chốt gác tại các đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông trên đường sắt quốc gia.

     

    12