Biện pháp báo tin về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Biện pháp báo tin về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định như thế nào?
Biện pháp báo tin về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định tại Khoản 6 Điều 22 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành với nội dung như sau:
- Khi xảy ra sự cố, tai nạn các cá nhân có liên quan phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp, thông qua các phương tiện thông tin, liên lạc hoặc gặp trực tiếp để báo tin về sự cố, tai nạn đến các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 22 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT;
- Trong trường hợp các cá nhân quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 22 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT không thể liên lạc được với một trong số các tổ chức, cá nhân có liên quan thì yêu cầu tổ chức, cá nhân mình đã liên lạc được cùng phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin cho tổ chức, cá nhân còn lại.