Biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự dựa trên căn cứ nào theo pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự dựa trên căn cứ nào theo pháp luật hiện hành?
Tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP, có quy định:
Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.
Chấp hành viên được áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm dựa trên những căn cứ: nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương.