Bảo vệ hệ sinh thái và động, thực vật rừng sản xuất như thế nào? Nội dung phát triển rừng sản xuất ra sao?

Việc bảo vệ hệ sinh thái và động, thực vật rừng sản xuất được thực hiện thế nào? Nội dung phát triển rừng sản xuất được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Bảo vệ hệ sinh thái rừng sản xuất như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về bảo vệ rừng sản xuất quy định như sau:

    Bảo vệ rừng sản xuất
    1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
    a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
    b) Khi tiến hành các hoạt động làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
    ...

    Như vậy, việc bảo vệ hệ sinh thái rừng sản xuất bao gồm các hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, và cộng đồng dân cư có tác động trực tiếp đến hệ sinh thái rừng và sự phát triển của các loài sinh vật trong rừng, phải tuân thủ theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 cũng như các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và các quy định pháp luật liên quan khác.

    Khi thực hiện các hoạt động có tác động trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, và chỉ được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Bảo vệ hệ sinh thái và động, thực vật rừng sản xuất như thế nào? Nội dung phát triển rừng sản xuất ra sao?

    Bảo vệ hệ sinh thái và động, thực vật rừng sản xuất như thế nào? Nội dung phát triển rừng sản xuất ra sao? (Hình từ Internet)

    Bảo vệ động, thực vật rừng sản xuất như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về bảo vệ rừng sản xuất quy định như sau:

    Bảo vệ rừng sản xuất
    ...
    2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
    a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp và quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
    b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng sản xuất phải được bảo vệ, bảo đảm sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
    ...

    Theo đó, việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Lâm nghiệp 2017:

    - Các loài thực vật rừng và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý và bảo vệ.

    - Chính phủ quy định về danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ đối với các loài thực vật rừng và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cũng như quy định trình tự, thủ tục khai thác các loài này và các loài thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

    - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Lâm nghiệp 2017.

    Theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

    Và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

    Đồng thời, tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng sản xuất phải được bảo vệ, bảo đảm sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.

    Nội dung phát triển rừng sản xuất ra sao?

    Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về phát triển rừng sản xuất quy định như sau:

    Phát triển rừng sản xuất
    1. Nội dung phát triển rừng sản xuất thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật Lâm nghiệp.
    ...

    Căn cứ Điều 48 Luật Lâm nghiệp 2017 về phát triển rừng sản xuất quy định như sau:

    Phát triển rừng sản xuất
    1. Duy trì diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi rừng tự nhiên ở những diện tích trước đây đã khai thác mà chưa đạt tiêu chí thành rừng; chỉ được cải tạo rừng tự nhiên ở những diện tích không có khả năng tự phục hồi.
    2. Hình thành vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản.
    3. Khuyến khích trồng rừng hỗn loài, lâm sản ngoài gỗ; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi nó điều kiện thích hợp.

    Như vậy, nội dung phát triển rừng sản xuất bao gồm:

    - Duy trì diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi những khu vực rừng tự nhiên đã bị khai thác mà chưa đạt tiêu chí thành rừng; chỉ được cải tạo rừng tự nhiên ở những nơi không có khả năng tự phục hồi.

    - Xây dựng các vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến và kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất rừng trồng, nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản.

    - Khuyến khích trồng rừng hỗn loài và lâm sản ngoài gỗ; kết hợp giữa cây gỗ nhỏ phát triển nhanh với cây gỗ lớn lâu năm; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những khu vực có điều kiện phù hợp.

    38