Bảo đảm an toàn, an ninh khi đóng gói nguồn phóng xạ được luật hiện hành quy định như thế nào?

Quy định của luật hiện hành về việc bảo đảm an toàn, an ninh khi đóng gói nguồn phóng xạ như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Bảo đảm an toàn, an ninh khi đóng gói nguồn phóng xạ được luật hiện hành quy định như thế nào?

    Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 142/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/02/2021) thì việc bảo đảm an toàn, an ninh khi đóng gói nguồn phóng xạ được quy định như sau:

    - Kiện hàng phải được đóng gói, dán nhãn theo quy định về vận chuyển an toàn nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

    - Có thiết bị đo suất liều chiếu xạ để giám sát an toàn trong quá trình vận chuyển;

    - Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

    - Có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

    + Trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ Nhóm 1, Nhóm 2 theo QCVN 6:2010/BKHCN, chất thải phóng xạ mức cao theo Tiêu chuẩn quốc gia về An toàn bức xạ - Quản lý chất thải phóng xạ - Phân loại chất thải phóng xạ (TCVN 6868:2001): Kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này;

    - Phương tiện vận chuyển đường bộ, khoang hàng vận chuyển bằng đường sắt phải gắn nhãn cảnh báo hàng nguy hiểm phóng xạ theo quy định khi vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

    - Trường hợp vận chuyển bằng đường bộ: Chỉ được sử dụng ôtô và không được chở hành khách khi vận chuyển (trừ trường hợp vận chuyển kiện miễn trừ).

    15