Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng có được lưu trữ không?

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng có được lưu trữ không? Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng có bao gồm khối lượng khảo sát đã thực hiện?

Nội dung chính

    Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng có được lưu trữ không?

    Căn cứ khoản 3 Điều 30 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
    ...
    2. Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. Việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.
    3. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định.

    Như vậy, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng sẽ được lưu trữ theo quy định.

    Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng có được lưu trữ không?

    Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng có được lưu trữ không? (Ảnh từ Internet)

    Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng có bao gồm khối lượng khảo sát đã thực hiện?

    Căn cứ khoản 4 Điều 29 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
    1. Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
    2. Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.
    3. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
    4. Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
    5. Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
    6. Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
    7. Kết luận và kiến nghị.
    8. Các phụ lục kèm theo.

    Như vậy, nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải bao gồm khối lượng công việc khảo sát đã thực hiện

    Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng là gì?

    Căn cứ Điều 74 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng
    1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.
    2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.
    3. Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.
    4. Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.
    5. Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.

    Như vậy, yêu cầu đối với khảo sát xây dựng được quy định như trên.

    Quản lý công tác khảo sát xây dựng được quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 28 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Quản lý công tác khảo sát xây dựng
    1. Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
    2. Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
    a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;
    b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
    3. Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng.

    Như vậy, quản lý công tác khảo sát xây dựng quy định như sau:

    Thứ nhất, nhà thầu khảo sát phải bố trí đủ nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo hợp đồng xây dựng. Nhà thầu cũng cần cử người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát và thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt.

    Thứ hai, tùy vào quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư có thể tự giám sát hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp để giám sát. Công việc giám sát bao gồm kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu về nhân lực và thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm. Chủ đầu tư còn theo dõi các yếu tố như vị trí, khối lượng, quy trình khảo sát, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

    Cuối cùng, chủ đầu tư có quyền đình chỉ công tác khảo sát nếu phát hiện nhà thầu vi phạm phương án khảo sát đã phê duyệt hoặc hợp đồng xây dựng, đảm bảo rằng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn luôn được tuân thủ.

    5