Ban kiểm soát Quỹ phát triển đất quy định có tối đa bao nhiêu thành viên?

Ban kiểm soát Quỹ phát triển đất quy định có tối đa bao nhiêu thành viên? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát, cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động và nguồn vốn của Quỹ?

Nội dung chính

    Ban kiểm soát Quỹ phát triển đất quy định có tối đa bao nhiêu thành viên?

    Căn cứ tại Điều 10 Nghị đinh 104/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Ban kiểm soát
    1. Ban kiểm soát giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng quản lý kiểm soát hoạt động của Quỹ phát triển đất.
    2. Ban kiểm soát có tối đa 03 thành viên, gồm: Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát hoạt động kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
    3. Thành viên của Ban kiểm soát không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của các thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng Quỹ và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
    ...

    Như vậy, Ban kiểm soát có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng quản lý kiểm soát hoạt động của Quỹ phát triển đất.

    Tại khoản 2 Điều 10 Nghị đinh 104/2024/NĐ-CP quy định Ban kiểm soát chỉ được có tối đa 03 thành viên.

    Bao gồm: Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát hoạt động kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

    Ban kiểm soát Quỹ phát triển đất quy định có tối đa bao nhiêu thành viên? (Ảnh từ Internet)Ban kiểm soát Quỹ phát triển đất quy định có tối đa bao nhiêu thành viên? (Ảnh từ Internet)

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát Quỹ phát triển đất được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 5 Điều 10 Nghị đinh 104/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Ban kiểm soát
    ...
    5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:
    a) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất, các quy chế, quy trình của Quỹ.
    b) Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, trung thực của Hội đồng quản lý, Giám đốc Quỹ trong việc quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ.
    c) Thẩm định báo cáo tài chính của Quỹ theo quy định của pháp luật.
    d) Lập kế hoạch hoạt động, trình Hội đồng quản lý phê duyệt; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác kiểm tra, giám sát.
    đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.

    Như vậy, Ban kiểm soát có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thẩm định, lập kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định.

    Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Quỹ phát triển đất là gì?

    Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động
    1. Cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển đất gồm có:
    a) Hội đồng quản lý.
    b) Ban kiểm soát
    c) Cơ quan điều hành nghiệp vụ.
    2. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ được thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định này.
    3. Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập hoặc mô hình ủy thác.
    Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập thì thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định này.
    Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc Quỹ tài chính khác của địa phương quản lý Quỹ phát triển đất thì thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

    Theo đó, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất quy định bao gồm Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Cơ quan điều hành nghiệp vụ.

    Việc tổ chức và vận hành Quỹ có thể thực hiện theo mô hình độc lập hoặc mô hình ủy thác, tùy theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất gồm những gì?

    Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 104/2024/NĐ-CP như sau:

    Nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất
    1. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất gồm:
    a) Vốn điều lệ
    Vốn điều lệ của Quỹ phát triển đất được cấp từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương và cấp từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) của Quỹ phát triển đất sau khi trích lập các quỹ và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức vốn điều lệ ban đầu, vốn điều lệ bổ sung cấp cho Quỹ phát triển đất.
    b) Vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, gồm: Vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.
    2. Việc cấp vốn điều lệ cho Quỹ phát triển đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước áp dụng đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
    3. Vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất được gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, các ngân hàng thương mại có vốn chi phối của Nhà nước trên địa bàn bảo đảm an toàn, hiệu quả và được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất.
    Quỹ phát triển đất mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại có vốn chi phối của Nhà nước trên địa bàn để quản lý vốn điều lệ của Quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ chỉ được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ ứng vốn và được hoàn trả vốn ứng theo quy định tại Nghị định này.

    Theo đó, Nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất được hình thành từ vốn điều lệ cấp từ ngân sách địa phương và cấp từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có).

    Ngoài ra còn có các nguồn vốn hợp pháp khác như viện trợ, tài trợ trong và ngoài nước. 

    11