Ai sẽ là người đảm nhận chức vụ Bí thư, Chủ tịch xã mới sau sáp nhập?
Nội dung chính
Ai sẽ là người đảm nhận chức vụ Bí thư, Chủ tịch xã mới sau sáp nhập?
Ngày 14/4/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có Kết luận 150-KL/TW năm 2025 về Hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
> FILE Kết luận 150 KL TW: Tại đây
Ai sẽ là người đảm nhận chức vụ Bí thư, Chủ tịch xã mới sau sáp nhập?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Kết luận 150-KL/TW năm 2025:
1. Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu
[...]
Đối với đảng bộ cấp xã, phường, đặc khu (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới), thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là cấp uỷ viên cấp tỉnh làm bí thư đảng uỷ; trường hợp đặc biệt, nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông, thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ làm bí thư đảng uỷ.
Như vậy, sau sáp nhập, có thể xem xét bố trí Bí thư Đảng ủy là cấp ủy viên cấp tỉnh. Trong trường hợp đặc biệt, với các đảng bộ quan trọng, phát triển mạnh về kinh tế, hạ tầng và dân số, có thể bổ nhiệm Bí thư Đảng ủy là ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy. Chủ tịch xã mới cũng sẽ được lựa chọn dựa trên các yếu tố phù hợp với tình hình địa phương.
Trên đây là nội dung Ai sẽ là người đảm nhận chức vụ Bí thư, Chủ tịch xã mới sau sáp nhập?
Ai sẽ là người đảm nhận chức vụ Bí thư, Chủ tịch xã mới sau sáp nhập? (Hình từ Internet)
Sẽ có bao nhiêu chức danh lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập theo Công văn 03 CV BCĐ?
Căn cứ theo Công văn 03/CV/BCĐ năm 2025:
Trong đó, quy định về số lượng các chức danh lãnh đạo tại chính quyền địa phương cấp xã. Thực hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc bố trí chức danh lãnh đạo cấp xã kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền để tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, đề nghị các địa phương thực hiện như sau:
- Lãnh đạo HĐND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Chủ tịch (chức danh chuyên trách).
- Lãnh đạo UBND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh chuyên trách) và 02 Phó Chủ tịch (01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND; 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công).
- Các Ban của HĐND có Trưởng ban (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Trưởng ban (chức danh chuyên trách).
- Các phòng và tương đương của UBND có Trưởng phòng (chức danh chuyên trách hoặc do Phó Chủ tịch UBND kiêm nhiệm) và 01 cấp phó (chức danh chuyên trách).
Đối với trường hợp ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) và không tổ chức các phòng chuyên môn thì số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã có thể bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch để bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành của chính quyền trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Giao địa phương căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chủ động sắp xếp, bố trí sử dụng lãnh đạo kiêm nhiệm hoặc giảm cấp phó các phòng, ban chuyên môn để tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân của ĐVHC cấp xã mới.
Tiêu chuẩn để làm Chủ tịch UBND xã hiện nay là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP:
Để làm Chủ tịch UBND xã, cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
- Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.