Ai có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự? Hồ sơ quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự bao gồm những tài liệu nào?

Nội dung chính

Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng khu quân sự?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023:

Điều 12. Chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Việc chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự phải không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo đảm bí mật nhà nước; phù hợp với quy hoạch hệ thống công trình quốc phòng, khu quân sự được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các trường hợp công trình quốc phòng và khu quân sự được chuyển mục đích sử dụng, bao gồm:
a) Chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng;
b) Không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng cần chuyển mục đích sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu dân sinh;
c) Còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nhưng nằm trong phạm vi thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được Bộ Quốc phòng thống nhất bằng văn bản về chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
3. Thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự sang mục đích khác đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này, đồng thời xem xét, chấp thuận việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất có công trình quốc phòng, khu quân sự được chuyển sang mục đích khác;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng khu quân sự được quy định như sau:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự sang mục đích khác đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023, đồng thời xem xét, chấp thuận việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất có công trình quốc phòng, khu quân sự được chuyển sang mục đích khác;

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023.

Trên đây là nội dung Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng khu quân sự?

Ai có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự?

Ai có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự? (Hình từ Internet)

Nội dung quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự bao gồm?

Căn cứ theo quy định tại Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023:

Nội dung quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định như sau:

- Lập hồ sơ quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự.

- Bảo quản, bảo trì công trình quốc phòng.

- Chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự.

- Phá dỡ công trình quốc phòng, di dời khu quân sự.

- Thống kê, kiểm kê công trình quốc phòng và khu quân sự.

Hồ sơ quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự bao gồm những tài liệu nào?

Căn cứ theo quy định tại Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023:

Lập hồ sơ quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định như sau:

(1) Hồ sơ quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự, bao gồm:

- Bản đồ vị trí công trình quốc phòng, khu quân sự;

- Bản đồ địa chính hoặc sơ đồ xác định phạm vi sử dụng đất, đất có mặt nước kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền về việc giao quản lý, sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển;

- Bản đồ, sơ đồ, văn bản xác định mốc giới khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn, vành đai an toàn kho đạn dược, hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự;

- Hồ sơ thiết kế, hoàn công công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan; đối với các thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt do lịch sử để lại không có hồ sơ thiết kế, hoàn công và các công trình quốc phòng không còn hồ sơ thiết kế, hoàn công thì lập bản vẽ, sơ đồ hiện trạng;

- Văn bản, tài liệu khác có liên quan.

(2) Trách nhiệm lập hồ sơ quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự được quy định như sau:

- Chủ đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan lập hồ sơ quản lý đối với công trình quốc phòng, khu quân sự được đầu tư xây dựng, thiết lập mới;

- Đơn vị được giao quản lý chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan lập hồ sơ quản lý đối với công trình quốc phòng, khu quân sự không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

(3) Hồ sơ được xác định độ mật phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng, khu quân sự; được lưu trữ, quản lý, sử dụng theo quy định Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước,

saved-content
unsaved-content
73