Tải file Quyết định 36/2025/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk

Tải file Quyết định 36/2025/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk Nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt, bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk ra sao?

Nội dung chính

    Tải file Quyết định 36/2025/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk

    Ngày 30/6/2025, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định 36/2025/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk.

    >> Tải về Quyết định 36/2025/QĐ-UBND tỉnh Đắk Lắk

    Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 36/2025/QĐ-UBND quy định về vị trí và chức năng của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk như sau:

    - Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; giảm nghèo; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

    - Sở Nông nghiệp và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

    >> Xem chi tiết tại Quyết định 36/2025/QĐ-UBND tỉnh Đắk Lắk

    *Trên đây là thông tin về "Tải file Quyết định 36/2025/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk"

    Tải file Quyết định 36/2025/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk

    Tải file Quyết định 36/2025/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk (Hình từ Internet)

    Nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt, bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk ra sao?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 36/2025/QĐ-UBND quy định nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt, bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk như sau:

    - Tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương, cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn; kế hoạch phát triển trồng trọt của địa phương; chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán, sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; kế hoạch phòng chống sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật nội địa.

    - Giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; xây dựng và tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn; tổ chức phòng, chống dịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch hại thực vật; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất; tổ chức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt trên địa bàn tỉnh và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

    - Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động trồng trọt; phát triển vùng sản xuất cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất; thực hiện cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

    - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định.

    - Tổ chức thực hiện công tác thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen giống cây trồng; quản lý giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

    - Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư hàng hóa thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

    Nguyên tắc hoạt động trồng trọt hiện nay được quy định ra sao?

    Căn cứ tại Điều 3 Luật Trồng trọt 2018 quy định về nguyên tắc trong hoạt động trồng trọt như sau:

    - Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

    - Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp.

    - Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường đất, nước, quy trình sản xuất; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

    - Phát huy lợi thế vùng, gắn với bảo tồn giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; bảo vệ hệ thống canh tác bền vững, di sản, cảnh quan, văn hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới.

    - Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai và sinh vật gây hại cây trồng; thích ứng với biến đổi khí hậu.

    - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    saved-content
    unsaved-content
    1