Tải file Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 (Luật số 82/2025/QH15)

Ngày 24/6/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 (Luật số 82/2025/QH15), có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Nội dung chính

    Tải file Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 (Luật số 82/2025/QH15)

    Ngày 24/6/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 (Luật số 82/2025/QH15)

    Tải file Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 (Luật số 82/2025/QH15)

    Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

    Tải file Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 (Luật số 82/2025/QH15)Tải file Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 (Luật số 82/2025/QH15) (Hình từ Internet)

    Nội dung sửa đổi của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 (Luật số 82/2025/QH15)

    Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 sửa đổi những nội dung sau:

    1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

    Điều 4. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
    ...
    c) Xử lý vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

    Điều 7. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
    ...
    2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các điều 43,47, 53 và 55 của Luật này.

    3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 23 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

    Điều 23. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tạm giữ, tạm giam
    ...
    3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình.
    Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.

    4. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

    Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính
    1. Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án.
    2. Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
    3. Kiểm sát hồ sơ về thi hành án.
    4. Tham gia phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
    5. Kiểm sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án.
    6. Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án thực hiện các việc sau đây:
    a) Ra quyết định về thi hành án đúng quy định của pháp luật;
    b) Thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;
    c) Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;
    d) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án.
    Yêu cầu quy định tại các điểm a, b và d khoản này phải được thực hiện ngay; yêu cầu quy định tại điểm c khoản này phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
    7. Kiến nghị Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc thi hành án.
    8. Kháng nghị quyết định của Tòa án, quyết định, hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, thu hồi, sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
    9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

    5. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014như sau:

    Điều 36. Công tác xây dựng pháp luật
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền đề xuất nhiệm vụ lập pháp, đề xuất xây dựng, trình dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác xây dựng pháp luật; ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    >> Xem đầy đủ nội dung sửa đổi của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025

    saved-content
    unsaved-content
    21