Nguyên tắc đặt tên tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13

Nguyên tắc đặt tên tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được quy định thế nào?

Nội dung chính

Nguyên tắc đặt tên tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13

Theo Điều 30 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 có quy định về tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính:

1. Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
2. Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.
Tên của đơn vị hành chính cấp huyện thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tên của đơn vị hành chính cấp xã thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị hành chính có thể được đổi tên. Tên mới của đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính được thực hiện như đối với trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Theo đó, việc đặt tên tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.

- Tên tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.

Nguyên tắc đặt tên tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 (Hình từ Internet)

Nghiên cứu định hướng sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126-KL/TW giao cho cơ quan nào chủ trì?

Theo nội dung Kết luận 126-KL/TW, tại phiên họp ngày 14/02/2025, sau khi nghe Ban Tổ chức Trung ương báo cáo về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025), Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến như sau:

Thực hiện Kết luận số 121-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII (gọi tắt là Kết luận số 121-KL/TW), đến nay đã cơ bản hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy của khối các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc ở Trung ương; Quốc hội đang họp xem xét và thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước.

Để việc sắp xếp tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương hoàn thành trong tháng 02/2025, đề nghị Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các ban đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tập trung đôn đốc triển khai, hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, bất cập, vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện, không để ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, bảo đảm thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18/01/2025 của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung thực hiện tốt, bảo đảm đúng tiến độ một số nội dung, nhiệm vụ. Trong đó có nhiệm vụ tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Cụ thể, giao Đảng uỷ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

Như vậy, định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (sáp nhập tỉnh) được giao cho Đảng uỷ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu và báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

saved-content
unsaved-content
412