Khi nào cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh thông xe?

Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài khoảng 121,06 km do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư theo hình thức BOT. Khi nào cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh thông xe?

Nội dung chính

Khi nào cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh thông xe?

Theo Quyết định 20/QĐ-TTg năm 2023, Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài khoảng 121,06 km, trong đó:

- Địa phận tỉnh Lạng Sơn khoảng 52 km (đi qua huyện Văn Lãng, huyện Tràng Định)

- Địa phận tỉnh Cao Bằng khoảng 69,06 km (đi qua huyện Thạch An, huyện Quảng Hòa, huyện Trùng Khánh).

Điểm đầu dự án tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Điểm cuối tại ranh giới quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Việc đầu tư xây dựng tuyến nối cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh với thành phố Cao Bằng, giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng nghiên cứu, rà soát, huy động nguồn lực, đầu tư thành một dự án độc lập.

Dự án được khởi công từ đầu năm 2024 do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư theo hình thức BOT. Tổng chiều dài giai đoạn 1 là 93,35 km, thiết kế 4 làn xe, tốc độ tối đa 80km/h.

Giai đoạn 2 đầu tư tiếp khoảng 27,71 km (từ khoảng Km93+350 điểm cuối giai đoạn 1 đến Km121+060, điểm cuối tại ranh giới quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh) bố trí làn dừng xe khẩn cấp xen kẽ.

Dự kiến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ cơ bản hoàn thành và thông xe vào ngày 19/12/2025.

Khi nào cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh thông xe?

Khi nào cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh thông xe? (Hình từ Internet)

Tồng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Căn cứ tại Quyết định 20/QĐ-TTg năm 2023 quy định về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo hình thức đối tác công tư (PPP) như sau:

(1) Tổng mức đầu tư cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

- Sơ bộ tổng mức đầu tư điều chỉnh là 22.690 tỷ đồng (Hai mươi hai nghìn, sáu trăm chín mươi tỷ đồng).

Trong đó:

+ Tổng mức đầu tư giai đoạn 1: 13.174 tỷ đồng.

+ Tổng mức đầu tư giai đoạn 2: 9.516 tỷ đồng.

Giá trị tổng mức đầu tư được xác định cụ thể trên cơ sở thiết kế cơ sở và hồ sơ dự án trong bước Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

(2) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

- Giai đoạn 1:

+ Vốn do Nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác): 6.594 tỷ đồng.

+ Nhà nước tham gia trong dự án 6.580 tỷ đồng (gồm vốn hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án và chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm cho toàn bộ Dự án). Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 2.500 tỷ đồng (Quyết định 1535/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2021 về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025); vốn ngân sách địa phương là 4.080 tỷ đồng (Nghị quyết 89/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng).

- Giai đoạn 2: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác: 9.516 tỷ đồng.

Trách nhiệm của các đơn vị với dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

- Chịu trách nhiệm toàn diện về các thông tin, số liệu trong hồ sơ báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án;

- Chịu trách nhiệm bố trí và sử dụng vốn theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo đầy đủ, kịp thời để triển khai dự án theo đúng tiến độ được duyệt; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tránh thất thoát, lãng phí;

- Chịu trách nhiệm thực hiện lựa chọn nhà đầu tư đúng quy định của pháp luật; hoàn thiện, đăng tải thông báo mời khảo sát theo quy định tại Điều 25 Nghị định 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ;

- Tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định và tiếp thu ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định liên ngành theo Báo cáo số 4905/BC-HĐTĐLN ngày 19 tháng 7 năm 2022, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định; tổ chức công bố thông tin về dự án, tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư đảm bảo công khai, minh bạch tuân thủ đúng quy định Luật PPP, Nghị định 35/2021/NĐ-CP;

- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai dự án;

- Thực hiện kiểm toán định kỳ ít nhất 05 năm 1 lần theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn

- Tổ chức giải phóng mặt bằng cho dự án phần trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn theo đúng quy định của pháp luật;

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

3. Về việc tổ chức thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện

Dự án:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn:

+ Chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra kỹ, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng; rà soát nhu cầu thực tế, xác định vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng, phù hợp với chỉ tiêu đất rừng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện nghiêm nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật;

+ Rà soát, bổ sung vào Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để triển khai Dự án, đúng quy định của pháp luật;

+ Việc quyết định chuyển mục đích và tổ chức chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích rừng được nêu ở khoản 6 Điều 1 Quyết định này chỉ được thực hiện sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 19, 23 Luật Lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đất đai, quy hoạch và đảm bảo tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan;

+ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn: Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đảm bảo công khai, minh bạch, sử dụng rừng, đất tiết kiệm, hiệu quả, đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật, không làm thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước;

- Hội đồng nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn: Chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc đề xuất chủ trương và tổ chức thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để triển khai Dự án.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

5. Bộ Giao thông vận tải: Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn và các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai Dự án.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung thẩm định, tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, số liệu và các nội dung trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn thực hiện; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng diện tích rừng để thực hiện Dự án theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định của pháp luật hiện hành.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn thực hiện; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng diện tích rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định của pháp luật hiện hành.

saved-content
unsaved-content
61