Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gồm những đoạn nào?
Nội dung chính
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gồm những đoạn nào?
Căn cứ theo Thông báo 423/TB-VPCP năm 2024 thì Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương thuộc thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Việc điều chỉnh tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án bảo đảm không quá 50% theo quy định của Luật PPP.
Việc triển khai đoạn các dự án thuộc cao tốc Dầu Giây - Liên Khương cần bảo đảm đồng bộ, công bằng. Do vậy, cần nghiên cứu xem xét cơ chế chính sách tương đồng giữa Dự án Bảo Lộc - Liên Khương và Dự án Tân Phú - Bảo Lộc để nâng cao hiệu quả, tính khả thi của các Dự án.
Dự án Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương là thành phần cuối cùng của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, dài khoảng 74 km, nối từ thành phố Bảo Lộc đến khu vực Liên Khương (Đức Trọng, Lâm Đồng). Trong đó:
- Điểm đầu dự án: Km 126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ tại TP Bảo Lộc (đầu cuối của đoạn Tân Phú - Bảo Lộc).
- Điểm cuối dự án: Km 200+000, nối vào cao tốc Liên Khương - Prenn tại Km 208+650, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng.
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gồm những đoạn nào? (Hình từ Internet)
Phân bổ vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước đối với Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương như thế nào?
Tại Điều 2 Nghị quyết 343/NQ-HĐND năm 2024 quy định về việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 từ nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương và nguồn vay lại vốn ODA của Chính phủ như sau:
Điều 2. Bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 từ nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương và nguồn vay lại vốn ODA của Chính phủ
1. Phân cấp cho các huyện, thành phố: 875,978 tỷ đồng; gồm:
a) Nguồn vốn ngân sách tập trung: 211,378 tỷ đồng;
b) Nguồn thu tiền sử dụng đất: 664,6 tỷ đồng.
2. Phân bổ vốn đối ứng dự án sử dụng vốn ODA cho 01 dự án: 35,7 tỷ đồng, gồm:
a) Nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 30 tỷ đồng;
b) Nguồn vay lại vốn ODA của Chính phủ (nguồn bội chi ngân sách địa phương): 5,7 tỷ đồng.
3. Phân bổ vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức PPP: 650 tỷ đồng (nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết).
4. Phân bổ vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1): 1.823,897 tỷ đồng; gồm:
a) Nguồn vốn ngân sách tập trung: 215,896 tỷ đồng;
b) Nguồn thu tiền sử dụng đất: 552,417 tỷ đồng;
c) Nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 1.055,584 tỷ đồng.
5. Phân bổ vốn đối ứng 01 dự án ngân sách trung ương: 100 tỷ đồng (nguồn thu tiền sử dụng đất).
...
Theo đó, việc phân bổ vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước đối với Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1): 1.823,897 tỷ đồng; gồm:
- Nguồn vốn ngân sách tập trung: 215,896 tỷ đồng;
- Nguồn thu tiền sử dụng đất: 552,417 tỷ đồng;
- Nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 1.055,584 tỷ đồng.
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tác động như thế nào đến tỉnh Lâm Đồng?
Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có vai trò chiến lược, mở ra nhiều cơ hội phát triển toàn diện cho Lâm Đồng. Là đoạn cuối cùng khép kín tuyến cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, tuyến đường này giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM lên Đà Lạt chỉ còn 3 - 3,5 tiếng, giúp các khu vực như Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng kết nối dễ dàng hơn với các trung tâm kinh tế phía Nam.
Tuyến cao tốc này tạo đòn bẩy lớn cho thị trường bất động sản, đặc biệt tại Bảo Lộc và Di Linh, nơi giá đất được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đồng thời, nó còn thúc đẩy hình thành các khu đô thị và dịch vụ mới, góp phần tái cấu trúc không gian đô thị.
Đối với nông nghiệp công nghệ cao, cao tốc giúp rút ngắn thời gian vận chuyển nông sản, giảm chi phí logistics và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Đà Lạt, tạo điều kiện phát triển các trung tâm logistics và chế biến nông sản.
Về quy hoạch, tuyến đường này giúp giảm tải cho nội đô Đà Lạt bằng cách phân bố lại dân cư về các vùng ven, hình thành mạng lưới đô thị đa cực. Về lâu dài, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của Lâm Đồng, thu hút các nhà đầu tư lớn trong du lịch, công nghệ cao và bất động sản nghỉ dưỡng, đưa tỉnh bước vào một chu kỳ phát triển mới, bền vững hơn.