Viết đoạn văn về Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 2024 hay nhất? Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Nội dung chính
Viết đoạn văn về Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 2024 hay nhất?
Viết đoạn văn về Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 2024 hay nhất như sau:
Viết đoạn văn về Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 2024 hay nhất Ngày 20 tháng 10 là ngày để cho mỗi con người Việt Nam nhớ tới những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời họ. Đó có thể là những người mẹ tần tảo sớm hôm nuôi con, người vợ dịu hiền, người bà kính yêu hay cô giáo dạy mình. Phụ nữ Việt Nam không giống một hình ảnh người phụ nữ nào khác trên thế giới, họ không nhẹ nhàng như phụ nữ Nhật, không chất phác như phụ nữ Nam Phi, không hiện đại như phụ nữ phương Tây mà người phụ nữ Việt Nam tự hào với tám chữ: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trải hàng nghìn năm, người phụ nữ Việt Nam đã in dấu chân mình trên những trang lịch sử. Từ thời những vị tướng nữ như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Bà Triệu chi huy vạn quân, cưỡi voi, khiến quân thù sợ khiếp. Cho đến những năm của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ để mang lại hòa bình cho dân tộc ta. Từ những cô gái mười tám, đôi mươi mang cả tuổi thanh xuân của mình ra ngoài chiến trường như Võ Thị Sáu, Trần Thị Minh Khai hay nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm, những bà mẹ già yếu hy sinh những người con của mình đến cả những nữ công nhân, nông dân chăm chỉ làm việc, tham gia sản xuất để chi viện cho tiền tuyến. Chính nhờ họ mà cả nước ta mới giành được độc lập vào đại thắng mùa xuân năm 1975 .Còn ngày nay, khi hòa bình đã lập lại, xã hội phát triển thì họ lại mang sức lực, mang trí tuệ của mình đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước. Họ là những giáo viên mang cái chữ đến mọi miền tổ quốc, là bác sĩ cứu sống bệnh nhân, hay họ cũng chỉ là một người công nhân đang sản xuất những mặt hàng chất lượng cao. ...Xem tiếp... |
Viết đoạn văn về Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 2024 hay nhất? Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã chỉ đạo và cùng với các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức mình; chương trình, kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với các chi hội ở thôn, tổ dân phố;
- Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên tổ chức mình tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên đề ra;
- Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật; các nghị quyết đối với hội viên của tổ chức mình;
- Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình;
- Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp ủy Đảng cùng cấp và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp trên về hoạt động của tổ chức mình;
- Chỉ đạo hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo đúng quy chế hoạt động đã được ban hành;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan, quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.