Trợ giúp pháp lý có được thực hiện với hai người có quyền lợi đối lập trong cùng vụ việc không?
Nội dung chính
Trợ giúp pháp lý có được thực hiện với hai người có quyền lợi đối lập trong cùng vụ việc không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
b) Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, trợ giúp viên pháp lý không được trợ giúp pháp lý cho cả hai trừ trường hợp bạn và người có tranh chấp với bạn có thỏa thuận khác.
Trợ giúp viên pháp lý không từ chối tham gia trợ giúp pháp lý cho hai người có quyền lợi đối lập nhau
Căn cứ Khoản 1 Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
b) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác;
c) Không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định;
đ) Không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
Theo đó, trong trường hợp không có thỏa thuận khác, nếu trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho cả bạn và người có tranh chấp với bạn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.