Thương binh có được trợ giúp pháp lý miễn phí?
Nội dung chính
Thương binh có được trợ giúp pháp lý miễn phí?
Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật trợ giúp pháp lý quy định những người sau đây được trợ giúp pháp lý:
Người nghèo: Là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật. Người có công với cách mạng, bao gồm: người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19-8-1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động; thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng; cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sỹ. Người già cô đơn, không nơi nương tựa: là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa. Người tàn tật, không nơi nương tựa…
Như vậy, trường hợp của bạn được hưởng chế độ trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định. Bạn cần liên hệ với tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí tại địa phương, xuất trình giấy tờ chứng minh là thương binh để được xem xét giải quyết.