07:50 - 18/12/2024

Bộ Tư pháp là cơ quan gì? Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp thay đổi như thế nào theo quy định mới?

Bộ Tư pháp là cơ quan gì? Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp thay đổi như thế nào theo quy định mới? - câu hỏi của anh T (Bắc Ninh)

Nội dung chính


    Chức năng của Bộ Tư pháp là gì?

    Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 98/2022/NĐ-CP, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước như sau:

    - Xây dựng và thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

    - Thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bồi thường nhà nước, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác pháp chế;

    - Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Như vậy, quy định trên bổ sung thêm chức năng của Bộ Tư pháp đó là chức năng về trợ giúp pháp lý và công tác pháp chế.

    Bộ Tư pháp là cơ quan gì? Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp thay đổi như thế nào theo quy định mới?

    Bộ Tư pháp là cơ quan gì? Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp thay đổi như thế nào theo quy định mới?

    Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp thay đổi như thế nào?

    Một trong những điểm mới nổi bật của Nghị định 98/2022/NĐ-CP đó là việc điều chỉnh giảm 02 đơn vị trong cơ cấu tổ chức Bộ Tư pháp từ ngày 01/01/2023.

    Cụ thể, tại Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp bao gồm:

    - Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

    - Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.

    - Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.

    - Vụ Pháp luật quốc tế.

    - Vụ Tổ chức cán bộ.

    - Vụ Hợp tác quốc tế.

    - Vụ Con nuôi.

    - Thanh tra Bộ.

    - Văn phòng Bộ.

    - Tổng cục Thi hành án dân sự.

    - Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.

    - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

    - Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

    - Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

    - Cục Trợ giúp pháp lý.

    - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

    - Cục Bồi thường nhà nước.

    - Cục Bổ trợ tư pháp.

    - Cục Kế hoạch - Tài chính.

    - Cục Công nghệ thông tin.

    - Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

    - Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.

    - Học viện Tư pháp.

    - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

    - Báo Pháp luật Việt Nam.

    Các tổ chức quy định từ Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật đến Cục Công nghệ thông tin là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;

    Các tổ chức quy định từ Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đến Báo Pháp luật Việt Nam là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.

    Trong đó, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng.

    Như vậy, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp đã giảm đi 02 đơn vị gồm: Vụ Thi đua - Khen thưởng và Cục Công tác phía Nam.

    Đồng thời, điều chỉnh Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật; Cục con nuôi thành Vụ con nuôi; đổi tên Viện Khoa học pháp lý thành Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp được điều chỉnh như thế nào?

    Căn cứ Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP có quy định Bộ Tư pháp có 38 nhiệm vụ và quyền hạn.

    Trong đó, nổi bật là những trách nhiệm về xây dựng, thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác pháp chế, như sau:

    - Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm đã được phê duyệt và các dự án, đề án khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm, hàng năm và các dự án quan trọng quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    - Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    - Trình Chính phủ dự thảo chiến lược, đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật; thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị xây dựng nghị định;...

    - Giúp Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành; kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật...

    - Về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính: Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính...

    - Về công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực: Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;...

    - Về bổ trợ tư pháp: Hướng dẫn, kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, thừa phát lại, quản tài viên.

    ...

    Xem toàn bộ 38 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp tại Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP

    Nghị định 98/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2023.

    5