Thủ tục xếp hạng di tích theo quy định hiện hành
Nội dung chính
Thủ tục xếp hạng di tích theo quy định hiện hành
Theo quy định của pháp luật thì di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước ta.
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) được xếp hạng như sau:
- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương;
- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia;
- Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia;
Việc xếp hạng các di tích được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 thì thủ tục xếp hạng di tích được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê di tích ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, lập hồ sơ khoa học di tích tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.