14:10 - 26/09/2024

Sản xuất cửa nhôm kính đăng ký mã ngành nào?

Mình muốn tìm mã ngành của nghề sản xuất cửa nhôm kính và mã ngành của kinh doanh mua bán thanh nhôm với kính xây dựng.

Nội dung chính

    Căn cứ Phụ lục I và Phụ lục II Ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì đối với hoạt động sản xuất nhôm kính và mua bán nhôm kính xây dựng, tùy thuộc vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế bên mình, anh có thể tham khảo các mã ngành:

    2592 - 25920: Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

    Nhóm này gồm:

    - Mạ, đánh bóng kim loại...

    - Xử lý kim loại bằng phương pháp nhiệt;

    - Phun cát, trộn, làm sạch kim loại;

    - Nhuộm màu, chạm, in kim loại;

    - Phủ á kim như: Tráng men, sơn mài...

    - Mài, đánh bóng kim loại;

    - Khoan, tiện, nghiền, mài, bào, đục, cưa, đánh bóng, hàn, nối...các phần của khung kim loại;

    - Cắt hoặc viết lên kim loại bằng các phương tiện tia lazer.

    Loại trừ:

    - Cán kim loại quý vào kim loại cơ bản hoặc kim loại khác được phân vào nhóm 24201 (Sản xuất kim loại quý);

    - Dịch vụ đóng móng ngựa được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi).

    2591 - 25910: Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại

    Nhóm này gồm:

    - Rèn, dập, ép, cán kim loại;

    - Luyện bột kim loại: Sản xuất các sản phẩm kim loại trực tiếp từ bột kim loại bằng phương pháp nhiệt hoặc bằng áp lực.

    Loại trừ: Sản xuất bột kim loại được phân vào nhóm 24100 (Sản xuất sắt, thép, gang), 2420 (Sản xuất kim loại màu và kim loại quý

    4663: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;

    4752: Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh.

    Ngoài ra, anh có thể tra cứu thêm mã ngành tương ứng với các hoạt động khác tại tiện ích: Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh.

    Lưu ý với anh: Cách ghi ngành nghề kinh doanh phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể:

    - Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bên anh vui lòng lựa chọn ngành ngành kinh tế cấp bốn để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    - Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

    Trân trọng!

    1