10:03 - 09/11/2024

Quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục

Quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục được quy định như thế nào? Gần đây, tôi thấy báo chí, tin tức đề cập nhiều đến vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục. Hiện nay, các cơ quan, tổ chức tiến hành việc can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục theo quy trình nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu?

Nội dung chính

    Quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục

    Ngày 30/9/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Thông tư này quy định về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục và áp dụng đối với cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong can thiệp và trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

    Theo đó, quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:

    1. Tiếp nhận thông tin; kiểm tra, đánh giá nguy cơ sơ bộ; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong tình trạng khẩn cấp.

    2. Thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể đối với trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

    3. Xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

    4. Thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp.

    5. Rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp, trợ giúp và báo cáo kết quả can thiệp, trợ giúp.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH.

    5