Quy định về chế độ báo cáo thông tin của thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng và các đơn vị phụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Nội dung chính
Chế độ báo cáo thông tin của thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo là gì?
Căn cứ theo Điều 30 Quy chế làm việc của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về chế độ báo cáo thông tin của thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng BGDĐT như sau:
- Thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng hàng tháng và đột xuất khi Bộ trưởng yêu cầu về tình hình thực hiện những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những việc vượt quá thẩm quyền và những việc cần xin ý kiến Bộ trưởng.
- Nội dung và kết quả các hội nghị, cuộc họp được Bộ trưởng ủy quyền tham dự hoặc chỉ đạo.
- Kết quả làm việc và những kiến nghị đối với Bộ của các bộ, ngành, địa phương và đối tác khác khi được cử tham gia các đoàn công tác ở trong nước hoặc nước ngoài.
- Những vấn đề mới nảy sinh, vấn đề đột xuất hoặc những vấn đề phức tạp, nhạy cảm phát sinh trong quá trình triển khai công việc.
Quy định về chế độ báo cáo thông tin của thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng và các đơn vị phụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo? (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo thông tin của các đơn vị thuộc Bộ giáo dục và đào tạo báo cáo lãnh đạo Bộ giáo dục và đào tạo là gì?
Bên cạnh đó, tại Điều 31 Quy chế làm việc của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định các đơn vị thuộc Bộ báo cáo lãnh đạo Bộ như sau:
- Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ phải thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo lãnh đạo Bộ theo quy định. Báo cáo tháng và báo cáo đột xuất khi lãnh đạo Bộ yêu cầu.
- Khi có vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền quản lý của đơn vị hoặc vấn đề phức tạp, nhạy cảm, người đứng đầu đơn vị phải báo cáo lãnh đạo Bộ để xử lý kịp thời.
Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm cung cấp những thông tin nào?
Căn cứ theo Điều 32 Quy chế làm việc của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phổ biến bằng những hình thức thích hợp, thuận tiện để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nắm bắt được những thông tin sau đây:
- Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ liên quan đến công việc của ngành và đơn vị.
- Chương trình công tác của Bộ và của đơn vị, kinh phí hoạt động và quyết toán kinh phí hàng năm (nếu có).
- Tuyển dụng, đi học, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch và bổ nhiệm cán bộ, công chức.
- Văn bản kết luận về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đơn vị.
- Nội quy, Quy chế làm việc của Bộ, của đơn vị.
- Các vấn đề khác theo quy định.
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đầy đủ, đúng thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định quy định chi tiết Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, Bộ trường có trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đầy đủ, đúng thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định quy định chi tiết Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.