18:02 - 24/11/2024

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được quy định như thế nào?

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được quy định như thế nào? Quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như thế nào?

Nội dung chính

    Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như sau:

    - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

    + Truyện, thơ, câu đố;

    + Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

    + Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

    + Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

    - Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

    Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được quy định như thế nào?

    Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được quy định như thế nào? (Hình từ internet)

    Quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như thế nào?

    Căn cứ Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:

    - Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

    - Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

    - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

    - Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

    - Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.

    - Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

    - Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

    - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

    Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ bao gồm những gì?

    Căn cứ Điều 10 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ bao gồm những quy định sau:

    - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

    - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.

    - Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ.

    - Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.

    - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

    - Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.

    - Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

    - Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.

    - Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.

    12