Thứ 7, Ngày 26/10/2024
16:16 - 25/09/2024

Quy định đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống: Hệ thống điện, lưu điện UPS như thế nào?

Quy định đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống: Hệ thống điện, lưu điện UPS như thế nào? Việc xử lý các tình huống gây dừng hệ thống: Hệ thống điện, lưu điện UPS được quy đinh như thế nào? Quy định về việc giám sát hàng ngày việc bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường ra sao?

Nội dung chính

    Quy định đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống: Hệ thống điện, lưu điện UPS như thế nào? 

    Tại Khoản 3 Điều 5 Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh ban hành kèm theo Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 quy định về việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống: Hệ thống điện, lưu điện UPS như sau:

    3. Quy định đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống:

    - Tần suất thực hiện: Tối thiểu mỗi quý (3 tháng) thực hiện 1 lần.

    - Các công việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống:

    + Vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống điện, lưu điện UPS.

    + Kiểm tra tình trạng kết nối vật lý của các cấu phần trong hệ thống điện, lưu điện UPS.

    + Kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của các cấu phần trên lưu điện UPS: Bảng điện, tụ lọc, bộ chỉnh lưu, bộ nạp điện, quạt, máy biến thế, cuộn cảm, thanh cái, cầu chì, dây cáp nguồn, cáp tín hiệu và các cấu phần khác (nếu cần thiết).

    + Kiểm tra, đánh giá tình trạng sử dụng ắc quy, thời gian hoạt động khi mất nguồn đầu vào.

    + Kiểm tra, đánh giá tải sử dụng trên hệ thống tủ phân phối nguồn; thực hiện cân lại tải nếu cần.

    + Kiểm tra bộ phận chống sét, tiếp đất của toàn bộ hệ thống điện, lưu điện UPS.

    + Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra hệ thống.

    + Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).

    Việc xử lý các tình huống gây dừng hệ thống: Hệ thống điện, lưu điện UPS được quy đinh như thế nào?

    Tại Khoản 4 Điều 5 Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh ban hành kèm theo Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 quy định về việc xử lý các tình huống gây dừng hệ thống: Hệ thống điện, lưu điện UPS như sau:

    4. Xử lý các tình huống gây dừng hệ thống

    a) Điện từ trạm biến áp cấp cho hệ thống điện, lưu điện UPS không ổn định (cao áp, thấp áp) hoặc bị mất điện

    - Bộ phận quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS thực hiện ngay các việc sau:

    + Gọi cho bộ phận quản trị/quản lý hệ thống điện lưới để xử lý điện đầu vào;

    + Gọi cho bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT để tắt hệ thống trong trường hợp thời gian khắc phục sự cố dài hơn thời gian chịu tải của ắc quy;

    + Kiểm tra, đánh giá ảnh hưởng của việc cao áp/thấp áp/mất điện đối với tủ bị mất nguồn đầu vào.

    - Bộ phận quản trị/quản lý hệ thống điện lưới:

    + Đánh giá sơ bộ và cung cấp thông tin về thời gian khắc phục sự cố cho người quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS.

    + Xử lý sự cố nhanh nhất có thể và thông báo kết quả cho người quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS.

    - Bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT: Phối hợp với bộ phận quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS để tắt thiết bị, ứng dụng khi được yêu cầu.

    b) Lỗi tủ phân phối nguồn/Lưu điện UPS

    - Bộ phận quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS thực hiện ngay các việc sau:

    + Gọi cho đơn vị cung cấp hoặc bảo hành/bảo trì thiết bị để yêu cầu xử lý.

    + Kiểm tra, đánh giá ảnh hưởng của việc lỗi tủ phân phối nguồn/Lưu điện UPS đối với hoạt động của các thiết bị, ứng dụng CNTT.

    + Xác định và thực hiện phương án xử lý tạm thời để đảm bảo giảm thiếu việc gián đoạn hoạt động của thiết bị, ứng dụng CNTT.

    + Gọi cho bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT để phối hợp xử lý.

    - Bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT: Phối hợp với bộ phận quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS để xử lý (nếu có yêu cầu).

    c) Lỗi ắc quy:

    - Bộ phận quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS thực hiện ngay các việc sau:

    + Cách ly bình ắc quy lỗi ra khỏi tổ ắc quy.

    + Gọi cho đơn vị cung cấp hoặc bảo hành/bảo trì thiết bị để yêu cầu xử lý.

    Quy định về việc giám sát hàng ngày việc bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường ra sao?

    Tại Khoản 1 Điều 6 Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh ban hành kèm theo Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 quy định về việc giám sát hàng ngày việc bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường như sau:

    1. Quy định về việc giám sát hàng ngày

    Các tiêu chí phải được thiết lập trên hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường và thực hiện giám sát hàng ngày:

    - Trạng thái hoạt động (bật/tắt) của các thiết bị thuộc hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường.

    - Hệ thống điều hòa: Thông số nhiệt độ, độ ẩm của điều hòa; cảnh báo áp suất cao, áp suất thấp.

    - Hệ thống phát hiện chất lỏng: Tình trạng có chất lỏng trong phòng; tình trạng cáp dùng để phát hiện chất lỏng.

    - Hệ thống giám sát môi trường: Thông số nhiệt độ, độ ẩm tại vị trí mặt trước và mặt sau các tủ rack; thông số nhiệt độ, độ ẩm trung bình trong trung tâm dữ liệu, phòng máy.

    Trân trọng!