Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam là quốc gia nào?
Nội dung chính
Học sinh lớp mấy được học về những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam?
Căn cứ tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mạch nội dung | Lớp 4 | Lớp 5 | |
Mở đầu | Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí | x | |
Địa phương và các vùng miền của Việt Nam | Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) | x | |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | x | ||
Đồng bằng Bắc Bộ | x | ||
Duyên hải miền Trung | x | ||
Tây Nguyên | x | ||
Nam Bộ | x | ||
Việt Nam | Đất nước và con người Việt Nam | x | |
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam | x | ||
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam | x | ||
Thế giới | Các nước láng giềng | x | |
Tìm hiểu thế giới | x | ||
Chung tay xây dựng thế giới | x |
Theo đó, học sinh lớp 5 sẽ được học về những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam là quốc giao nào? (Hình từ Internet)
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam là quốc gia nào?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam gồm: Văn Lang, Âu Lạc; Phù Nam; Champa.
Trong đó, khi học về những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, học sinh lớp 5 cần đạt các yêu cầu như sau:
Nội dung kiến thức | Yêu cầu cần đạt |
Văn Lang, Âu Lạc | - Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học. - Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần...), mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. |
Phù Nam | - Trình bày được sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết lập nước và một số bằng chứng khảo cổ học. - Mô tả được một số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam. |
Champa | - Kể được tên và xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ một số đền tháp Champa còn lại cho đến ngày nay. - Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,...) mô tả được một đền tháp Champa. - Tìm hiểu và kể lại được một số câu chuyện về đền tháp Champa. |
Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc như thế nào?
Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học:
(1) Nhà nước Văn Lang ra đời:
- Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt.
- Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.
Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Ngoài ra, người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng Vương và các quan giúp việc trong triều đình là tướng văn (hay còn gọi là Lạc Hầu), tướng võ (hay còn gọi là Lạc Tướng) cai quản các bộ địa phương và các quan nhỏ là các quan Bồ Chính.
Theo ngọc phả Hùng Vương thì 18 đời vua Hùng bao gồm:
- Kinh Dương Vương
- Lạc Long Quân
- Hùng Quốc Vương
- Hùng Hoa Vương
- Hùng Hy Vương
- Hùng Hồn Vương
- Hùng Chiêu Vương
- Hùng Vỹ Vương
- Hùng Định Vương
- Hùng Uy Vương
- Hùng Trinh Vương
- Hùng Vũ Vương
- Hùng Việt Vương
- Hùng Anh Vương
- Hùng Triệu Vương
- Hùng Tạo Vương
- Hùng Nghị Vương
- Hùng Duệ Vương
(2) Nhà nước Âu Lạc ra đời:
- Cuối thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh Xuống phía nam.
Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau cùng chống quân xâm lược.
Họ đã cử ra "nguời tuấn kiệt" là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên làm vua, xưng gọi là An Dương Vuơng, lập ra
nuớc Âu Lạc (năm 208 TCN).
- Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức rồi so với nhà nước Văn Lang.
Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên.
- Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô.
(3) Đời sống kinh tế:
Cư dân Văn Lang, Âu Lạc biết trồng lúa nước và các loại rau, củ, biết chăn nuôi, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, họ còn có các nghề thủ công như: làm gốm, làm mộc, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt,...
(4) Công cuộc đấu tranh:
Qua các truyền thuyết như: Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần....., có thể thấy, từ thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt đã tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
Các cuộc kháng chiến này đã thể hiện tinh thần yêu nước, cũng như quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt từ xa xưa.
Lưu ý: nội dung trên mang tính chất tham khảo.