15:43 - 12/11/2024

Như thế nào gọi là động đất?

Hiện đang công tác tại Trung tâm Khí tượng thủy văn. Tôi có thắc mắc nhờ ban biên tập cho tôi hỏi: Động đất là như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi.

Nội dung chính

    Như thế nào gọi là động đất?

    Tại Khoản 35 Điều 4 Quyết định 03/2020/QĐ-TTg có quy định khái niệm về tình trạng khẩn cấp về thiên tai như sau:

    - Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.

    Bên cạnh đó, tại Điều 4 Quyết định 03/2020/QĐ-TTg còn quy định:

    - Chấn tiêu là vị trí nguồn phát sinh ra trận động đất.

    - Chấn tâm động đất là hình chiếu theo chiều thẳng đứng của chấn tiêu lên bề mặt trái đất.

    - Độ sâu chấn tiêu là khoảng cách từ chấn tiêu đến chấn tâm.

    - Cường độ chấn động trên bề mặt (ký hiệu I) là đại lượng biểu thị khả năng rung động do một trận động đất gây ra trên mặt đất và được đánh giá qua mức độ tác động của nó đối với nhà cửa, công trình, mặt đất, đồ vật, con người. Trong Quyết định này, cường độ chấn động trên bề mặt được đánh giá theo thang MSK-64 gồm 12 cấp (Phụ lục IX Quyết định này).

    Quan hệ giữa độ lớn động đất, loại động đất, cường độ chấn động, tác động và tần suất xuất hiện mỗi năm trên thế giới được nêu tại Phụ lục X. Bản đồ phân vùng động đất trên lãnh thổ Việt Nam và vùng phụ cận thể hiện tại Phụ lục XI Quyết định này.

    - Độ lớn động đất (ký hiệu M) là đại lượng đặc trưng cho mức năng lượng mà trận động đất phát và truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi. Trong Quyết định này, độ lớn động đất sử dụng thang độ moment. Động đất được phân thành các loại: Vi động đất (M<2,0), động đất yếu (2,0≤M≤3,9), động đất nhẹ (4,0≤M≤4,9), động đất trung bình (5,0≤M≤5,9), động đất mạnh (6,0≤M≤6,9), động đất rất mạnh (7,0≤M≤7,9) và động đất hủy diệt (M≥8,0).

    14