Nhật ký Đoàn thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân gồm những nội dung nào?
Nội dung chính
Nhật ký Đoàn thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân gồm những nội dung nào?
Tại Điều 10 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định về nhật ký Đoàn thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân như sau:
Nhật ký Đoàn thanh tra
1. Nhật ký Đoàn thanh tra gồm các nội dung sau:
a) Thời gian, địa điểm, các công việc đã tiến hành trong ngày;
b) Ý kiến chỉ đạo, điều hành của Người ra quyết định thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra (nếu có);
c) Thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc họp, hội ý của Đoàn thanh tra;
d) Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra (nếu có);
đ) Các nội dung cần lưu ý.
2. Trưởng đoàn thanh tra phân công thành viên Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm ghi, quản lý nhật ký Đoàn thanh tra. Trường hợp nhật ký Đoàn thanh tra bị mất hoặc hư hỏng thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Người ra quyết định thanh tra xem xét, giải quyết.
Như vậy, nhật ký Đoàn thanh tra gồm các nội dung sau:
+ Thời gian, địa điểm, các công việc đã tiến hành trong ngày;
+ Ý kiến chỉ đạo, điều hành của Người ra quyết định thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra (nếu có);
+ Thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc họp, hội ý của Đoàn thanh tra;
+ Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra (nếu có);
+ Các nội dung cần lưu ý.
Nhật ký Đoàn thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu để ra Quyết định thanh tra khi chuẩn bị thanh tra như thế nào?
Tại Điều 11 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định về việc nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu để ra Quyết định thanh tra khi chuẩn bị thanh tra như sau:
(1) Trước khi ra Quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thanh tra căn cứ kế hoạch công tác thanh tra đã được phê duyệt; đơn thư khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng chỉ đạo việc nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, đánh giá sự cần thiết để phục vụ việc ra Quyết định thanh tra.
(2) Việc cử cán bộ thanh tra nắm tình hình phải thể hiện bằng văn bản; thời gian nắm tình hình không quá 10 ngày làm việc. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc nắm tình hình phải báo cáo kết quả cho người giao nhiệm vụ.
(3) Cán bộ được giao nắm tình hình khi đến làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải xuất trình: Văn bản cử cán bộ được giao nắm tình hình; Giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc Thẻ thanh tra.
(4) Cán bộ được giao nắm tình hình không được có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cung cấp thông tin không thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao.
(5) Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình:
- Nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ báo chí, đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng có liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra;
- Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình tại cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra và cá nhân, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra;
- Khi cần thiết, cán bộ thanh tra làm việc trực tiếp với những người có liên quan.