Nhận biết tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
Nội dung chính
Nhận biết tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
1. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12,13 Bộ luật hình sự. Đối với tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
Chủ thể của tội phạm này nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 của điều luật là chủ thể đặc biệt; chỉ những người có chức vụ, quyền hạn nhất định mới có thể thực hiện được hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo. Họ có thể là người bị khiếu nại, tố cáo nhưng cũng có thể là người đứng đầu trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc những người có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo hoặc được người bị khiếu nại, tố cáo nhờ giải quyết việc khiếu nại, tố cáo.
Tuy nhiên, đối với trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 của điều luật thì chủ thể của tội phạm không chỉ bao gồm người có chức vụ, quyền hạn mà có thể cả người không có chức vụ, quyền hạn.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là quyền khiếu nại, tố cáo được pháp luật bảo vệ.
Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân không chỉ được quy định trong Hiến pháp, mà còn quy định ở các văn bản pháp luật khác. Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời gian pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hình phạt của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo…”.
Quyền khiếu nại, tố cáo còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo như: Bộ luật tố tụng hình sự; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;… Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo quy định cụ thể quyền khiếu nại, tố cáo và nghĩa vụ quy định khiếu nại, tố cáo.
3. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Người phạm tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo có thể thực hiện một số hành vi sau:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo. Như vậy, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội đã cản trở nhiều việc khác nhau có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo. Do đó chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm: khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý người bị khiếu nại, tố cáo. Theo Luật khiếu nại, Luật tố cáo thì:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tố cáo, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quy định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hình phạt của mình.
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tố cáo, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Người bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây khó khăn cho việc khiếu nại, tố cáo như: mua chuộc, hăm dọa người khiếu nại, tố cáo để họ không thực hiện việc khiếu nại, tố cáo hoặc rút đơn khiếu nại tố cáo…
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây khó khăn cho việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo như: tiêu hủy đơn khiếu nại, tố cáo; không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; không chuyển đơn khiếu nại, tố cáo đến người có trách nhiệm giải quyết…
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây khó khăn cho việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo như bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo; không xử lý hoặc xử lý qua loa cho xong chuyện không đúng với tính chất, mức độ vi phạm của người bị khiếu nại, tố cáo. Ví dụ: một cán bộ bị tố cáo là nhận hối lộ tới 60.000 USD của người phạm tội mua bán ma túy, nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử lý hành chính.
Không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo là hành vi của người có trách nhiệm mà cố ý không thực hiện việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo khi đã có quy định của cơ quan có thẩm quyền. Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn ở cấp dưới không chấp hành quyết định của cấp trên trong việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người khiếu nại tố cáo. Ví dụ: Chủ tịch UBND tỉnh đã có quyết định giao cho bà H được quyền sử dụng vườn cà phê, nhưng Chủ tịch UBND huyện cố ý không giao vườn cà phê cho bà H, nên gây thiệt hại cho bà H hơn 50 triệu đồng.
Khi xác định hành vi phạm tội này, cần chú ý đến hậu quả do hành vi không chấp hành quyết định gây ra. Nếu hành vi không chấp hành quyết định nhưng chưa gây thiệt hại cho người khiếu nại tố cáo thì chưa cấu thành tội phạm. Thiệt hại gây ra cho người khiếu nại, tố cáo bao gồm thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần, đối với thiệt hại về vật chất có thể tính được bằng tiền nhưng đối với thiệt hại về tinh thần thì khó xác định, do đó khi xem xét hành vi gây thiệt hại về tinh thần phải căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định thiệt hại đó đã tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của người phạm tội hay chưa.
Trả thù người khiếu nại, tố cáo là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn hoặc của người khác vì bị khiếu nại, tố cáo hoặc khi không bị khiếu nại tố cáo nhưng có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo hoặc có liên quan đến người bị khiếu nại, tố cáo đã có hành vi gây thiệt hại cho người đã khiếu nại, tố cáo mình hoặc người mà mình quan tâm. Thủ đoạn trả thù rất đa dạng, tinh vi, có thể trả thù ngay hoặc chờ cơ hội sẽ trả thù, có khi năm năm, mười năm sau, do đó khi xác định hành vi trả thù làm căn cứ xác định thời hiệu tố cáo trách nhiệm hình sự chứ không lấy thời điểm xảy ra hành vi khiếu nại tố cáo để tính thời hiệu tố cáo trách nhiệm hình sự.
Nếu hành vi trả thù lại cấu thành một tội độc lập thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng với động cơ trả thù. Ví dụ: do bị anh Đinh Văn C tố cáo nên Nguyễn Như B bị cách chức Giám đốc công ty 21. Sau khi bị cách chức, B đã thuê K và N chặn đánh anh C trong thương, có tỉ lệ thương tật là 50%. Hành vi của B, K, N là hành vi phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự với các tình tiết định khung hình phạt là: có tổ chức, thuê gây thương tích (với B) và gây thương tích thuê (với K, N)
Người trả thù chỉ có thể là con người cụ thể (thể nhân) nhưng người bị trả thù có thể là thể nhân nhưng cũng có thể là cơ quan, tổ chức, vì theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo thì người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
b) Hậu quả
Hậu quả của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo là những thiệt hại vật chất hoặc tinh thần do hành vi xâm phạm này quyền khiếu nại, tố cáo gây ra cho cá nhân hoặc cơ quan, tố cáo. Những thiệt hại này có thể tính ra bằng tiền, nhưng cũng có thể không tính ra được bằng tiền, do đó nếu những thiệt hại không thể tính được bằng một số tiền thì phải đánh giá một cách toàn diện để xác định hành vi xâm phạm này quyền khiếu nại, tố cáo đã gây ra hậu quả như thế nào cho xã hội.
Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc đối với trường hợp phạm tội quy định tại điểm b, khoản 1 của điều luật, vì nếu chưa gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo thì chưa cấu thành tội phạm, còn đối với trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1 và 2 của điều luật thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải xác định thiệt hại để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
4. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo thực hiện hành vi của mình do lỗi cố ý, với nhiều động cơ, mục đích khác nhau như: vì lợi ích vật chất, vì danh vọng, địa vị xã hội… Nếu do thiếu trách nhiệm hoặc do không hiểu biết mà xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo mà tùy trường hợp, nếu hành vi xâm phạm đó gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự.