Người lao động suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu % trở lên thì được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động?
Nội dung chính
Suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu % trở lên thì được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động?
Tại Điều 24 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, người lao động suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên thì được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động. Đồng thời phải đáp ứng thêm 02 điều kiện là:
- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người lao động suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu % trở lên thì được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động?
Người bị tai nạn lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp nào?
Theo Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc giám định mức suy giảm khả năng lao động cụ thể như sau:
Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, người bị tai nạn lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp sau đây:
- Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
- Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm thì được hưởng trợ cấp một lần?
Căn cứ theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trợ cấp một lần cụ thể như sau:
Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
...
Như vậy, đối với người lao động bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật.