Ngưng hiệu lực thi hành Thông tư 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu năm 2022?
Nội dung chính
Thông tư 31/2022/TT-BTC ngưng thi từ ngày nào?
Căn cứ tại Điều 1 Thông tư 72/2022/TT-BTC quy định về việc ngưng thi hành Thông tư 31/2022/TT-BTC như sau:
Ngưng hiệu lực thi hành.
Ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2022 đến hết ngày 29 tháng 12 năm 2022 đối với Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên việc ngưng hiệu lực thi hành Thông tư 31/2022/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam từ ngày 01 tháng 12 năm 2022 đến hết ngày 29 tháng 12 năm 2022.
Trước đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thay thế Thông tư 65/2017/TT-BTC và Thông tư 09/2019/TT-BTC.
Thông tư 31/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2022.
Ngưng hiệu lực thi hành Thông tư 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu năm 2022?
Ngưng hiệu lực Thông tư 31/2022/TT-BTC về danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu 2022 thì áp dụng Thông tư nào?
Theo đó, trong thời gian này Thông tư 31/2022/TT-BTC ngưng hiệu lực thi hành, các Thông tư đã bị thay thế bởi Thông tư 31/2022/TT-BTC tiếp tục có hiệu lực thi hành áp dụng thực hiện, cụ thể gồm các văn bản sau:
- Thông tư 65/2017/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam ngày 27/06/2017.
- Thông tư 09/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Phụ lục của Thông tư 65/2017/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành ngày 15/02/2019.
Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2022 theo Thông tư 31/2022/TT-BTC có điểm khác biệt gì so với Danh mục 2017 của Thông tư 65/2017/TT-BTC và Thông tư 09/2019/TT-BTC?
Tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Công văn 4891/TCHQ-TXNK năm 2022 thì Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phiên bản 2022 (Danh mục 2022) cấu trúc lại một số nhóm hàng, phân nhóm hàng, chi tiết thêm một số dòng hàng mới so với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phiên bản 2017 (Danh mục 2017).
Những thay đổi này tuân thủ hoàn toàn Danh mục HS phiên bản 2022 của WCO và Danh mục AHTN phiên bản 2022 của ASEAN, phù hợp với sự phát triển công nghệ và trao đổi thương mại quốc tế, thực hiện các cam kết của các nước thành viên theo các công ước, hiệp ước nhằm bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh thế giới, kiểm soát hóa chất, vũ khí độc hại.
Cụ thể, theo hướng dẫn tại
Mục I Công văn 4891/TCHQ-TXNK năm 2022 của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Thông tư 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam năm 2022 như sau:
- Danh mục 2022 gồm 21 Phần, 97 Chương, 1.228 nhóm ở cấp độ 4 số, 4.084 phân nhóm ở cấp độ 6 số và được chi tiết thành 11.414 dòng hàng ở cấp độ 8 số (tăng 601 dòng hàng so với Danh mục 2017).
- Những thay đổi tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC so với Danh mục Thông tư số 65/2017/TT-BTC và Thông tư số 09/2019/TT-BTC tập trung vào việc cập nhật những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, thương mại của một số nhóm hàng để phù hợp với tình hình thực tế, bao gồm các ngành hàng thủy sản (Chương 03), thực phẩm chế biến (Chương 16, 19, 21), thuốc lá (Chương 24), hóa chất (Chương 28, 29, 38), dược phẩm (Chương 30), máy móc thiết bị (Chương 84, 85), phương tiện vận tải (Chương 87), tác phẩm nghệ thuật (Chương 97)...
Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam được sử dụng với mục đích gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2015/NĐ-CP
quy định mục đích sử dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam như sau:
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
1. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo và được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ViệtNam trong toàn quốc.
3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:
a) Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ;
c) Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.
Như vậy, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo, được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam được dùng để:
- Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan.
- Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.
Cơ quan nào Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về nội dung này như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực hiện phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy, Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.